ClockThứ Tư, 01/07/2020 17:18

Nhớ người ký bút danh N.V.L

TTH - Loạt bài báo nổi tiếng “Những việc cần làm ngay” của tác giả N.V.L đã gây hiệu ứng xã hội mạnh mẽ và rộng lớn trong những năm đầu Đổi mới. Sau này chúng ta đã biết người ký bút danh N.V.L là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đồng chí là tấm gương đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tượng tiêu cực để làm trong sạch Đảng, làm lành mạnh xã hội.

“Xa rời quần chúng là làm suy yếu sức mạnh của Đảng”

“Những việc cần làm ngay” và cuộc đấu tranh chống tiêu cực

Theo lời kể của nhà báo Hữu Thọ, khi đó là Tổng Biên tập báo Nhân Dân, chiều chủ nhật 24/5/1987, đồng chí thường trực cơ quan báo Nhân Dân chuyển đến Ban Biên tập một phong bì của “một đồng chí đứng tuổi” đưa đến và nhờ chuyển ngay cho Ban Biên tập. Trong phong bì có một bài viết và một lá thư ngắn, tất cả đều được viết tay. Sau này Ban Biên tập mới biết “đồng chí đứng tuổi” chính là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã tự tay đưa bài viết đến toà soạn.

Ngày 25/5/1987, Báo Nhân Dân đăng trên trang nhất bài viết với hàng tít đậm: “Những việc cần làm ngay”. Tác giả ký tên N.V.L. Bài viết không dài, chưa tới 400 chữ, song đã đi thẳng vào vấn đề nóng bỏng khi đó là việc giá cả tăng vọt. Bài báo chỉ ra những nguyên nhân của hiện tượng này và yêu cầu: “Trật tự của giá cả cần phải được tôn trọng. Các bộ, các ngành, các địa phương, các cơ quan có thẩm quyền cần tích cực lãnh đạo tốt việc này.

Các cơ quan tuyên truyền (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình...) phải phản ánh và lên án, phải chỉ đích danh những cá nhân, những cơ quan, những tổ chức...làm các việc trái với chủ trương của Nghị quyết Trung ương 2.

Thu hút sự quan tâm của quần chúng, “Những việc cần làm ngay” trở thành một chuyên mục trên báo Nhân Dân được bạn đọc ưa thích. Từ ngày 25/5/1987 đến ngày 28/9/1990 đã có 27 bài báo nhan đề “Những việc cần làm ngay”, ký tên N.V.L được đăng trên Báo Nhân Dân. 

Vấn đề hàng đầu được tác giả N.V.L đề cập trong “Những việc cần làm ngay” là chống tiêu cực. Trong những bài viết của mình, đồng chí phê phán các hành vi quan liêu, vô trách nhiệm, lãng phí, hách dịch, tham nhũng, ức hiếp quần chúng, lợi dụng hộ chiếu ngoại giao để buôn lậu, ... của một số cán bộ có chức, có quyền mà xưa nay ít người dám nói tới; phê phán việc ngăn sông cấm chợ, phê phán cơ chế bất hợp lý gây ra những ách tắc trong sản xuất và phân phối lưu thông.

 Phong trào hưởng ứng “Những việc cần làm ngay”

Bằng lối viết ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tính chiến đấu, những bài báo ký tên N.V.L thời điểm ấy dấy lên một luồng gió mới, khơi dậy phong trào báo chí cả nước tham gia đấu tranh chống tiêu cực. 

Trên các mặt báo thời kỳ này thường xuyên xuất hiện mục “Hưởng ứng Những việc cần làm ngay”, nhận được sự đồng tình hưởng ứng rộng rãi của công luận, tạo hiệu quả xã hội to lớn, góp phần đẩy lùi tiêu cực, đem lại sự phấn khởi và niềm tin cho đông đảo Nhân dân.

“Những việc cần làm ngay” đã tạo ra một “cú hích” mạnh mẽ, tạo đà cho báo chí tham gia ngày càng tích cực, mạnh mẽ và có hiệu quả hơn trên mặt trận chống tiêu cực.

Nhân kỷ niệm lần thứ 62 Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, trong “Những việc cần làm ngay”, đăng Báo Nhân Dân ngày 24/6/1987, tác giả N.V.L đã khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của nhà báo và báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực: “Nhà báo phải có tấm lòng cương trực: yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi; ghét kẻ làm xấu, làm sai, làm ác để lên án”.

Hiện nay, cuộc đấu tranh chống tiêu cực của chúng ta vẫn diễn ra quyết liệt, gay go trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh chống “quốc nạn” tham nhũng được Đảng nhấn mạnh cùng với cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng đang trở thành một phong trào rộng lớn thu hút sự quan tâm và ủng hộ của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội. 

Còn nhiều việc cần làm ngay, cần tới tài năng và tấm lòng trong sáng, cương trực của các nhà báo.

Những tâm huyết của tác giả N.V.L để lại trong “Những việc cần làm ngay” trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực những năm đầu công cuộc đổi mới vẫn còn nguyên giá trị định hướng và động viên chúng ta tiếp tục cuộc đấu tranh cam go đẩy lùi những điều xấu trong xã hội.

THIÊN PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhớ những chuyến xe lam

Hôm qua chú em họ đăng facebook về những chiếc xe lam - một thời đã hiện diện trên đất Huế và điện thoại hỏi tôi: “Anh còn nhớ mấy con trâu cày đường nhựa” không? Tôi trả lời ngay với chú em rằng: Làm sao quên được- nó là một phần đời tuổi thơ của chị em tôi trong những năm còn khó khăn.

Nhớ những chuyến xe lam
Ở Ngự viên mà nhớ Ngự viên…

Tôi có người bạn làm việc ở một doanh nghiệp lớn tại TP. Hồ Chí Minh. Cơ duyên sao đó, có thời gian anh ra nhận việc tại chi nhánh Huế rồi “sơ sẩy” thế nào mà… mê muội Huế luôn, coi Huế như là quê hương của mình.

Ở Ngự viên mà nhớ Ngự viên…
Nhớ Chư Đăng Ya

Chúng tôi rủ nhau lên cao nguyên khi mùa hoa dã quỳ vừa đi qua. Ngọn núi Chư Đăng Ya, thuộc buôn làng La Gri (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn còn ngây ngất trong nắng thơm vàng đầu mùa khô.

Nhớ Chư Đăng Ya
Về Điền Lộc, nhớ ông Xuân

Nắng chói chang nhưng lối về xã Điền Lộc (Phong Điền) hôm nay rợp màu xanh với ruộng lúa, ô màu nối dài. Như bao lần qua đây, tôi lại nhớ ông Hoàng Xuân, một người cộng sản kiên trung đã quyết tử cho quê hương. Gần 50 năm đã về nơi đất mẹ nhưng khí tiết không chịu khuất phục trước kẻ thù bao năm ấy của ông luôn được người dân, đồng đội khắc ghi.

Về Điền Lộc, nhớ ông Xuân

TIN MỚI

Return to top