ClockThứ Bảy, 29/02/2020 11:05

Nhớ trường nhớ lớp

TTH.VN - Mùa dịch COVID - 19, cùng với giáo viên cả nước, giáo viên Thừa Thiên Huế cũng tạm gác lại công việc quen thuộc hằng ngày trên bục giảng. Nhưng họ luôn trăn trở, lo lắng về chương trình, kế hoạch giảng dạy hay học sinh có bị sao nhãng bài vở không, cách hướng dẫn học sinh ôn bài qua các phương tiện công nghệ thông tin sao cho có hiệu quả…

Các trường đã triển khai phòng dịch, chuẩn bị đón sinh viên trở lạiĐại học Huế thông báo cho sinh viên nghỉ học đến hết ngày 23/2Học sinh vẫn đi học bình thường, khuyến khích mang khẩu trang đến trườngHai lần đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuậtSinh viên Đại học Huế được nghỉ học đến ngày 10/2

Giáo viên ở Phong Điền vệ sinh sân trường để chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại. Ảnh: Văn Bốn

Trước đây, ngày nào thầy cô cũng đến trường đến lớp, giảng dạy, gặp gỡ học sinh, đồng nghiệp…  vậy mà đã nhiều tuần trôi qua, không gặp được những khuôn mặt đáng yêu, không được cầm phấn trắng cùng lời giảng bài trên bục lớp khiến không ít thầy cô cảm thấy bâng khuâng.

“Nghỉ dài ngày, nhớ trường nhớ lớp lắm rồi. Mong dịch bệnh mau qua để đón các con trở lại trường” - cô Nhung, giáo viên Trường tiểu học Dạ Lê (TX Hương Thủy) bộc bạch.

Tâm sự của cô Nhung cũng là nỗi niềm chung của các thầy cô giáo. Nghỉ dạy, nhưng các thầy cô giáo vẫn đến trường thực hiện công tác trực trường, lao động vệ sinh môi trường.

Từ giáo viên tiểu học đến THPT, các trung tâm dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ…, giáo viên luân phiên nhau lao động làm sạch đẹp trường lớp theo tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Các phòng học được lau chùi sạch sẽ, khử khuẩn; khuôn viên trường, hành lang…đều được thu dọn.

Ban giám hiệu các trường bám trường, bám lớp đều đặn. Những thông tin giáo dục, kế hoạch của đơn vị chủ yếu cập nhật qua internet. Những ngày nghỉ dạy trong mùa dịch, hơn bao giờ hết, sự gắn bó, tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với ngôi trường nơi mình đang công tác ở mỗi giáo viên được thể hiện rõ nét.

Thầy Trần Thủ Minh ở Quảng An, Quảng Điền tâm sự: “Chúng tôi xem trường học là nhà. Anh em giáo viên chúng tôi thường xuyên đến trường để trồng thêm cây xanh, quét dọn với mong muốn gìn giữ môi trường trong sạch, đón học sinh trở lại trường”.

Không chỉ thay phiên nhau làm sạch đẹp trường lớp, các thầy cô giáo còn làm nhiều việc ý nghĩa trong những ngày nghỉ dịch Covid -19.

Thầy giáo Võ Anh Tú cùng với một số thầy cô khác và các em học sinh lớp 10 Hóa 1 ở Trường THPT chuyên Quốc Học Huế trong suốt 9 ngày liên tục đã điều chế 800 lít dung dịch rửa tay theo công thức của WHO để tặng cho hơn 40 đơn vị trường học trong tỉnh. Cô giáo Lê Thị Búp, giáo viên Trường mầm non Thủy Xuân nhiệt tình liên hệ và tự mình về trường Quốc Học để chở 25 chai 500ml dung dịch cho từng lớp học tại trường mình đang công tác. Nhiều thầy cô giáo ở trường vùng sâu vùng xa như THPT A Lưới, THPT Hương Lâm (huyện A Lưới), mầm non Phú Tân (huyện Phú Vang)…cũng về phố để xin nước rửa tay, sẵn sàng cho công tác phòng chống dịch khi học sinh của mình trở lại trường.

Theo chủ trương của Sở GD&ĐT, các trường học đã chủ động ôn tập kiến thức cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau qua hệ thống công nghệ thông tin.

Trường THPT Trần Văn Kỷ (huyện Phong Điền) đã tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra qua mạng. Nhiều trường tổ chức dạy học trực tuyến để các em không sao nhãng chuyện học khi phải nghỉ nhiều ngày. Không trực tiếp giảng dạy trên lớp, bằng nhiều cách khác nhau, các thầy cô giáo đã giữ mối liên hệ với học sinh qua tin nhắn, thế giới mạng để hướng dẫn các em cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch, cách ôn tập bài vở…Các cô giáo ở Trường tiểu học phường Đúc – TP. Huế soạn đề bài ôn tập rồi gửi cho phụ huynh để các con làm bài ở nhà… Đó vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm cao quý, đáng trân trọng mà thầy cô dành cho học sinh của mình.

Hưởng ứng cuộc thi viết Cảm nhận cuộc sống do Sở GD&ĐT phát động, tất cả các trường từ tiểu học đến THPT hăng hái tham gia. Các trường đã triển khai đến học sinh bằng hình thức gián tiếp. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên liên hệ, hướng dẫn học sinh tham gia. Thầy Bảo Nhân ở Quảng Điền cho biết: “Sau khi thu bài học sinh qua mail, chúng tôi thành lập ban giám khảo ở trường để chấm và chọn 3 bài xuất sắc nhất gửi về phòng GD&ĐTdự thi. Các em đến với cuộc thi hào hứng và nghiêm túc”.

Bằng cái tâm của người gắn bó với sự nghiệp trồng người, các thầy, các cô không cho phép mình nghỉ ngơi, dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng bám trường, bám lớp, làm nhiều việc ý nghĩa vì học sinh thân yêu. Dù không nói ra, song mỗi thầy cô giáo đều mong muốn sớm được trở lại trường lớp, thắp sáng ngọn lửa tri thức cho lớp lớp học sinh.

Mỹ Ngọc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Chế biến trà từ hoa sim

Từ việc nghiên cứu đề tài tham dự cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, nhóm học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn đã chế biến trà túi lọc từ hoa sim, một sản phẩm độc đáo từ nguồn nguyên liệu địa phương.

Chế biến trà từ hoa sim
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học

TIN MỚI

Return to top