Thể thao

Nhớ World Cup 1994 ở Mỹ

ClockThứ Bảy, 05/07/2014 06:06
TTH - Mỗi lần World Cup, tôi lại nhớ thương Duật, nhìn ảnh như mới đó mà đã ở tận thế giới nào, thế giới ấy làm sao có những trận banh lừng lẫy để Duật tường thuật cho bạn bè vui. Kỳ lạ thật, cũng đêm 25 tháng 6 Achentina lại gặp Nigieria, đúng 20 năm trời, Duật đang ở đâu? Ngồi xem, quên thì thôi, nhưng khi banh dừng, mình lại nhớ Duật, Duật ơi!

Duật vậy, luôn hết lòng vì bạn, luôn muốn làm cho bạn vui nên mỗi lần World Cup, tôi lại nhớ thương Duật, nhìn ảnh như mới đó mà đã ở tận thế giới nào, thế giới ấy làm sao có những trận banh lừng lẫy để Duật tường thuật cho bạn bè vui. Kỳ lạ thật, cũng đêm 25 tháng 6 Achentina lại gặp Nigieria, đúng 20 năm trời, Duật đang ở đâu? Ngồi xem, quên thì thôi, nhưng khi banh dừng, mình lại nhớ Duật, Duật ơi.

Hè 1994, đoàn nhà văn Việt Nam được Trung tâm William Joiner của Đại học Masschachusetss (Hoa Kỳ) mời qua thăm và tham dự Hội thảo văn học Việt - Mỹ do Trung tâm tổ chức. Đoàn gồm có các nhà thơ Phạm tiến Duật, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều và tôi. Cũng thời gian đó, chị Điềm Phùng Thị cũng muốn mời tôi qua Pháp cùng chị đưa một số tác phẩm về cho Nhà Trưng bày nghệ thuật mang tên chị đang xây dựng tại Huế. Tôi đành nói với chị Điềm là em sẽ đi với chị qua Pháp sau, còn chừ có “chuyện gấp” bên Mỹ của Hội nhà văn Việt Nam, chị cho em đi nghe. Chị Điềm nhìn tôi hỏi: - Hội nhà văn mà có chuyện chi “gấp” tận bên Mỹ? Tôi cười trừ, tránh trả lời chị, xem như có chuyện… bí mật khó nói lắm.

Các nhà văn chụp ảnh lưu niệm với nữ cổ động viên Achentina và Nigeria
 
Tấm vé vào xem World Cup năm 1994
Thực ra, “chuyện gấp” ấy là, thời gian đó World Cup 1994 sẽ tổ chức ở Mỹ, và ngay tại Boston - thành phố tổ chức hội thảo có 3 trận đấu nảy lửa.
Tôi đi Mỹ với tâm thái sung sướng sắp được xem Cup Thế giới tuyệt vời! Nhưng đến nơi tôi “rụng rời chân tay” khi cầm tờ chương trình gần tháng rưỡi ở Mỹ mà không hề thấy bóng dáng “uôn-câp, uôn-kéo” chỗ mô hết! Thất vọng tràn trề, lúc trên xe về nhà ở, có mấy nhà văn Mỹ đi cùng, tôi nói Nguyễn Quang Thiều, vốn quen các bạn Mỹ trước chúng tôi, nói với họ là nếu biết qua đây không được xem 1 trận bóng nào và ngay tivi cũng không được mua kênh tường thuật trực tiếp như thế này thì tôi đã không qua. Thiều can tôi đừng nói vậy mà “phốt ngoại giao”. Tôi nghĩ, người Mỹ thẳng thắn, không hay “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” như người châu Á, tôi nói luôn với nhà thơ nổi tiếng Bruce Weigl, được phân công giúp đỡ chúng tôi trong thời gian Hội thảo, sự thất vọng tràn trề của mình. Các bạn Mỹ ồ lên ngạc nhiên, có vẻ thích thú. Chỉ mấy anh Việt Nam thì hơi… hoảng. Thiều, Duật giải thích tôi vốn mê bóng đá đến quên ăn quên ngủ cho nhẹ… không khí. Nhưng tôi thấy các bạn Mỹ có vẻ vui với sự thẳng thắn của tôi. Họ giải thích, đây là một sự… bất ngờ của ban tổ chức, vì mấy vị chủ chốt chẳng có… khái niệm chi về banh bóng hết! Ngay khi về đến nhà, tôi được tin ban tổ chức đã liên hệ vài nơi, nhưng vé đã bán hết từ… tám hoánh. Bởi dù nhiều người Mỹ lúc ấy không yêu bóng đá nhưng cộng đồng người Mỹ gốc Ý, gốc Mễ, gốc Tây ban Nha… mê bóng đá không thua chi người Việt Nam, lại rất đông.
Tối đó, B.Weigl và David Thomas, một giáo sư sử học nổi tiếng, cùng với một người thợ của hãng truyền hình tới thắc mắc, nối chi nơi cái tivi to đùng mà D.Thomas đem tới cho mượn cùng mấy băng thu lại các trận đã diễn ra trên đất Mỹ cho chúng tôi xem “đỡ thời giêng hai”!
Thật may cho chúng tôi là có một nhóm Việt Kiều làm ăn ở đây quen và quý Phạm Tiến Duật và rất hâm mộ thơ Trần Đăng Khoa quyết định mua vé chợ đen cho cả nhóm chúng tôi đi xem 1 trận, trận Achentina gặp Nigeria.Khi cầm tấm vé vào sân vận động Foxboro số 215270 WORLDCUPUSA94 đẹp như một thẻ… bài, tôi sung sướng… rã rời cả người! Cả Phạm tiến Duật và Nguyễn Quang Thiều cũng quá vui mừng, chỉ có Trần Đăng Khoa là “tỉnh táo”: Ngày 25 tháng 6, theo chương trình là đi thăm Nhà Tổng thống Buse ở bang Maine… Thôi, nhà ông Buse không thăm lần này thì đi lần khác, không “chạy” đi đâu mà mất, chứ lần này không đi xem thì cả đời không rờ tới được cái uôn-cấp. Dĩ nhiên, Duật, Thiều và ban tổ chức ủng hộ… tôi! Khỏe rồi.
Tội nhất là Duật. Tối đó về nhà, Duật bò ra “vật” với cái từ điển thể thao to tổ bố mà Duật mượn được ở đâu không rõ, để buổi trưa hôm sau trên đường đến nhà một chị nguyên bán kem cốm Bờ Hồ để ăn một bụng bánh cuốn Thanh Trì mà chị làm đãi chúng tôi trước lúc đến sân vận động, Duật mới bắt đầu “hành nghề” phóng viên tường thuật nhất cử nhất động của cả đoàn chúng tôi, đặc biệt là tôi, tường thuật chi tiết cho đến món bánh cuốn Thanh Trì ngon chưa từng thấy, cái áo in hình các đội vào chung kết tôi mua 20 đô mà sau này Trần Đăng Khoa viết là mặc vô trông tôi như một thằng hề. Và cả tường thuật vụ cảnh sát dẹp nhóm cổ động viên Nigieria quậy trong sân vận động, cho đến chuyện một cha bụng bự án ngay trước mặt tôi, cười hề hề xin một kiểu ảnh! Trong khi tường thuật, Duật khoe những gì mà cu cậu vừa “học” trong từ điển đêm qua: Nigeria là đội bóng thành lập năm nào, đã có những chiến công đáng kể nào, Canilgia vì sao có bộ tóc dài đặc biệt,và nhất là những tư liệu về Maradona.
Đó là một trận đấu hay,gay cấn. Nhưng tôi thấy Canilgia hay hơn Maradona. Cậu bé vàng trận này chạy loăng quăng hơi nhiều. Achentina thắng 2-1 chật vật. Thật bất ngờ, ngay sáng hôm sau, khi ngồi trên tàu điện ngầm, cầm tờ báo METRO phát miễn phí, tin và ảnh Maradona dính doping, lịch sử cuộc đời siêu sao đã qua trang đen tối! Tôi viết ngay bài cho báo Lao Động theo đặt trước của anh Chánh Trinh. Và báo đã đăng ở góc trái trang nhất bài đó với tít “Bài của Tô Nhuận Vỹ gửi về từ Mỹ: Maradona dính doping!”.
Còn cái băng tường thuật đó Duật làm để tặng riêng tôi, năm kia tôi tặng lại cho bảo tàng Văn học Việt Nam để trưng bày trong phần giới thiệu Phạm Tiến Duật. Duật vậy, luôn hết lòng vì bạn, luôn muốn làm cho bạn vui nên mỗi lần World Cup, tôi lại nhớ thương Duật, nhìn ảnh như mới đó mà đã ở tận thế giới nào, thế giới ấy làm sao có những trận banh lừng lẫy để Duật tường thuật cho bạn bè vui. Kỳ lạ thật, cũng đêm 25 tháng 6 Achentina lại gặp Nigieria, đúng 20 năm trời, Duật đang ở đâu? Ngồi xem, quên thì thôi, nhưng khi banh dừng, mình lại nhớ Duật, Duật ơi!
Tô Nhuận Vỹ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải vô địch cầu lông đồng đội quốc gia 2024
Tiếc cho chủ nhà, đẳng cấp lên tiếng

Tối 17/4, Giải vô địch cầu lông đồng đội quốc gia 2024 diễn ra tại Thừa Thiên Huế đã khép lại vòng đấu bảng với lượt đấu cuối của các đội thuộc Nhóm A. Trong khi đó, tiếc của chủ nhà Thừa Thiên Huế khi thua ngược Đà Nẵng và thua đậm Lâm Đồng ở Nhóm B.

Tiếc cho chủ nhà, đẳng cấp lên tiếng
Chạy để sẻ chia

Đó là chủ đề giải “Chạy vì sức khoẻ cộng đồng - Thủy Dương Jogging 2024” do UBND P. Thuỷ Dương (TX. Hương Thủy) tổ chức diễn ra sáng 18/4. Hoạt động nhằm gây quỹ khuyến học, chung tay xây dựng xã hội học tập.

Chạy để sẻ chia
Chạy vì những ngôi trường xanh

Từ những bước chạy để rèn luyện sức khỏe gắn với ý tưởng phủ xanh bóng cây ở các ngôi trường, hàng ngàn cây xanh đã được trồng mới với chương trình “Chạy vì những ngôi trường xanh”.

Chạy vì những ngôi trường xanh
Martin Lass cán đích chặng đua Trường Tiền - Phú Xuân

Hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 49 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thảo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chặng đua thứ 11 - Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP.Hồ Chí Minh - Non sông liền một dải, lần thứ 36 năm 2024 HTV – TÔN ĐÔNG Á, diễn ra ngày 14/4 tại TP.Huế.

Martin Lass cán đích chặng đua Trường Tiền - Phú Xuân
Tín hiệu lạc quan với bóng đá trẻ Huế

Bóng đá trẻ Huế đang có những bước tiến bộ đáng ghi nhận. Đó là nền tảng để chờ đợi sự bứt phá trong tương lai của bóng đá tỉnh nhà. Vòng chung kết U19 Quốc gia 2024 đã khép lại, nhưng dư âm của giải đấu này vẫn đọng lại với bóng đá Huế.

Tín hiệu lạc quan với bóng đá trẻ Huế
Return to top