ClockThứ Năm, 17/11/2016 13:51

Nhôm ép Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời tại Australia

Ủy ban Chống bán phá giá Australia sơ bộ kết luận rằng, các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam bán phá giá với biên độ từ 8,5% đến 34,2%; của Malaysia từ -4,3% đến 14,5%.

Nhôm ép của Việt Nam đã bị Australia khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá lẫn chống trợ cấp

Ngày 17/10/2016, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã công bố kết luận sơ bộ khẳng định có bán phá giá trong cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp sản nhôm ép nhập khẩu từ Malaysia và Việt Nam. ADC chưa có kết luận sơ bộ đối với điều tra chống trợ cấp.

Theo đó, Ủy ban Chống bán phá giá Australia sơ bộ kết luận rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam bán phá giá với biên độ từ 8,5% đến 34,2%; của Malaysia từ -4,3% đến 14,5%.

Trước đó, ngày 27/6/2016, Công ty Capral Limited, một nhà sản xuất sản phẩm nhôm ép của Úc (nguyên đơn) đã gửi đơn kiện lên ADC đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc này. Ngày 16/8/2016, ADC đã chính thức khởi xướng điều tra. ADC cũng đã tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với doanh nghiệp bị đơn bắt buộc của Việt Nam vào cuối tháng 10/2016.

Thuế chống bán phá giá tạm thời (dưới dạng các khoản đặt cọc) sẽ được áp cho sản phẩm bị điều tra kể từ ngày 19/10/2016 nhằm đảm bảo ngăn chặn những thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước của Australia, trong khi vụ việc điều tra vẫn đang tiếp tục được tiến hành cho đến khi ADC ban hành kết luận cuối cùng.

Ủy ban dự kiến sẽ báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Đổi mới và Khoa học Australia về kết quả cuối cùng của vụ việc điều tra này trước ngày 18/1/2017. Bộ trưởng sẽ ra quyết định có áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp hay không, và biên độ áp thuế như thế nào.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó trước những cạnh tranh không lành mạnh

Hội nghị “Quy định và thực tiễn về phòng vệ thương mại (PVTM) trong bối cảnh mới” diễn ra sáng 27/7 tại Huế. Hoạt động do Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) phối hợp Sở Công thương tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chủ động hơn trong xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài.

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó trước những cạnh tranh không lành mạnh
Doanh nghiệp cần chủ động và ứng phó linh hoạt trong phòng vệ thương mại

Song song với xuất khẩu tăng nhanh thời gian gần đây là số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại cũng gia tăng nhanh chóng, có thể dẫn tới nguy cơ mất thị trường. Chính vì vậy, theo các chuyên gia thương mại, dù đã có nhiều chuyển biến về nhận thức nhưng doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc ứng phó với các vụ việc điều tra để tránh những rủi ro.

Doanh nghiệp cần chủ động và ứng phó linh hoạt trong phòng vệ thương mại
Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trước phòng vệ thương mại

Nâng cao năng lực ứng phó trước phòng vệ thương mại (PVTM) để đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của DN và các ngành sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh là trọng tâm của Hội nghị tổng kết thực thi Nghị định số 10/2018/NĐ-CP liên quan đến PVTM do Sở Công thương phối hợp với Cục PVTM - Bộ Công thương tổ chức sáng 22/11.

Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp trước phòng vệ thương mại

TIN MỚI

Return to top