ClockThứ Sáu, 22/07/2016 09:06

Nhóm Visegrad đề nghị EU cải cách thể chế mạnh mẽ

Tại hội nghị, Thủ tướng bốn nước đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) cần cải cách thể chế mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn.

Ngày 21/7 tại thủ đô Warsaw của Ba Lan diễn ra hội nghị thượng đỉnh nhóm bốn nước Trung Âu Visegrad gồm Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia. Tại hội nghị, thủ tướng bốn nước đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) cần cải cách thể chế mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn.

nhom visegrad de nghi eu cai cach the che manh me hinh 0
Bốn nước Trung Âu Visegrad gồm Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia. Ảnh: Czech Television.
Sau những diễn biến gần đây tại Châu Âu, đặc biệt sau khi Anh tuyên bố chia tay Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 vừa qua, tương lai của khối này sẽ ra sao là chủ đề được bàn thảo nhiều nhất tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm bốn nước Visegrad.

Theo các nhà lãnh đạo của CH Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia, Liên minh châu Âu luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề nóng bỏng của khu vực và thế giới. Tuy nhiên vai trò dẫn dắt của khối đang bị ảnh hưởng đáng kể theo sau quyết định chia tay của Anh, và nội bộ khối bị chia rẽ do hậu quả của cuộc khủng hoảng người di cư vào châu Âu. 

Vì vậy các Thủ tướng cho rằng điều quan trọng bây giờ là tổ chức này phải tăng cường đoàn kết để giải quyết những thách thức và lấy lại vị thế vốn có của mình. Theo đó các nhà lãnh đạo Visegrad gợi ý một mặt tổ chức này cần phải bảo vệ giá trị cốt lõi của mình, nhưng mặt khác phải cải cách thể chế mạnh mẽ để tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn, minh bạch hơn, và ít quan liêu hơn.

Tại hội nghị, các Thủ tướng đồng ý nhóm Visegrad sẵn sàng đóng vai trò tích cực vào quá trình cải cách của Liên minh châu Âu hậu giai đoạn Anh rời khỏi khối. Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo đề nghị cho dù Anh có chia tay EU, nhiệm vụ của khối là phải duy trì bốn giá trị tự do cơ bản của mình: đó là tự do di chuyển thể nhân, hàng hóa, dịch vụ và vốn.

Còn thủ tướng CH Séc Bohuslap Sobotka thì cho rằng ngoài những giá trị cơ bản trên, EU cần phải tăng cường hợp tác an ninh, quản lý biên giới tốt hơn và chống khủng bố có hiệu quả hơn. Ông cũng đề nghị EU ưu tiên hình thành, phát triển các thị trường tự do, tạo lập sự thịnh vượng của các quốc gia thành viên cũng như của cả khối.

Trong khi đó thủ tướng Hungary Victor Orban nói rằng cách giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư vào châu Âu của Ủy ban châu Âu, trong đó có đề xuất cơ chế hạn ngạch, là không thực tiễn và hợp lý. Ông đề nghị lãnh đạo EU cần lắng nghe nguyện vọng của người dân các quốc gia thành viên nhiều hơn khi cân nhắc cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Ô-ban cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường bảo vệ biên giới ngoại biên khu vực đi lại tự do Schengen của Châu Âu.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết nhóm Visegrad sẽ có đề xuất chính thức liên quan tới tương lai của Liên minh châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của tổ chức này dự kiến sẽ diễn ra tại thủ đô Bratislava của Slovakia vào trung tuần tháng Chín tới. Chi tiết của đề xuất này sẽ được các đại diện của nhóm Visegrad thống nhất trong cuộc họp của nhóm vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top