Thế giới

Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á

ClockThứ Hai, 01/03/2021 20:50
TTH - Tờ Reuters ngày 1/3 đưa tin, nhu cầu ổn định đối với các sản phẩm công nghệ đã thúc đẩy tăng trưởng mở rộng tại các nhà máy ở khu vực châu Á trong tháng 2; song, sự chậm lại của các nhà máy Trung Quốc chỉ ra những thách thức mà khu vực này phải đối mặt khi tìm kiếm sự phục hồi bền vững từ tác động của đại dịch COVID-19.

Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SMEChâu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt

Công nhân làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Aichi, Nhật Bản.  Ảnh minh họa: TTXVN

Việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu và cải thiện về nhu cầu đã mang lại sự lạc quan đối với một số lượng lớn các doanh nghiệp vốn phải vật lộn trong nhiều tháng với khó khăn về dòng tiền và lợi nhuận giảm.

Tại Nhật Bản, hoạt động sản xuất mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 năm, trong khi xuất khẩu của Hàn Quốc tăng tháng thứ 4 liên tiếp vào tháng 2, cho thấy các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của khu vực đang được hưởng lợi từ thương mại toàn cầu mạnh mẽ.

Mặt khác, hoạt động nhà máy của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 9 tháng vào tháng 2, bị tác động bởi sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19 trong nước và nhu cầu yếu từ những quốc gia áp dụng các biện pháp phong toả mới.

“Một bức tranh lớn với các số liệu mới nhất cho thấy, tăng trưởng của Trung Quốc vẫn khá mạnh mẽ, nhưng đang chậm lại so với tốc độ rất nhanh trước đó”, ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Hãng tư vấn nghiên cứu kinh tế Capital Economics nhận định. Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên dẫn đầu sự phục hồi sau cú sốc COVID-19, vì vậy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự hạ nhiệt kéo dài trong động cơ tăng trưởng của châu Á đều có thể là một nguyên nhân đáng lo ngại.

Tuy nhiên, với sự phục hồi toàn cầu vẫn còn trong những ngày đầu, các nhà phân tích cho rằng, triển vọng đang tươi sáng hơn khi các doanh nghiệp tăng sản lượng để bổ sung hàng hoá, với hy vọng việc triển khai vaccine sẽ bình thường hóa hoạt động kinh tế.

Ông Shigeto Nagai, người đứng đầu bộ phận kinh tế Nhật Bản của Công ty tư vấn Oxford Economics cho biết: “Sự phục hồi của nhu cầu hàng hóa lâu bền đang tiếp tục, tạo ra một chu kỳ tích cực cho các nhà sản xuất ở châu Á”.

Bên cạnh đó, Philippines, Indonesia, và Việt Nam cũng đã chứng kiến ​​hoạt động sản xuất mở rộng trong tháng 2, một dấu hiệu cho thấy khu vực này đang dần hồi phục sau ảnh hưởng ban đầu của đại dịch.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Gia tăng nhu cầu lao động ngành logistics

Logistics đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nên nhân lực trong ngành này có xu hướng gia tăng, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.

Gia tăng nhu cầu lao động ngành logistics
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top