ClockThứ Sáu, 23/02/2018 21:56

Nhu cầu sử dụng than trên thế giới đang chuyển hướng sang châu Á

TTH - Theo Hiệp hội Than thế giới, nhu cầu về than đá ở các nước đang phát triển ở châu Á sẽ bù lại sự sụt giảm nhu cầu than đá ở châu Âu và Mỹ, giúp ngành công nghiệp khai thác than tiếp tục phát triển.

Bắc Kinh hướng tới cắt giảm lượng than tiêu thụ vào năm 2020Xây dựng ngành than thành ngành công nghiệp phát triển4.300 người Việt chết mỗi năm vì nhiệt điện than

Theo Hiệp hội Than thế giới, các công nghệ mới có thể "gần như loại bỏ" lượng phát thải từ việc sản xuất điện từ than đá. Ảnh Getty

Một số nước châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới, đang chuyển sang sử dụng khí đốt và năng lượng tái tạo. Nhưng than đá vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính trong khu vực do có giá cả cạnh tranh và tính hiệu quả, Benjamin Sporton, Giám đốc điều hành Hiệp hội Than thế giới nhìn nhận.

Các nhà sản xuất toàn cầu như Rio Tinto và Glencore, thành viên của Hiệp hội Than thế giới ước tính rằng châu Á sẽ chiếm 77% nhu cầu lắp đặt các nhà máy điện than trên toàn cầu vào năm 2040 (con số này trong năm 2016 là 66% và năm 2000 chỉ là 38%).

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm gần một nửa trong tổng số nhu cầu trên, trong khi Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể nhà máy điện than. Các quốc gia Đông Nam Á cũng sẽ có số nhà máy điện than tăng đáng kể bởi các nước như Malaysia và Thái Lan đang đa dạng hóa nhiên liệu sử dụng của mình sau nhiều năm phụ thuộc vào trữ lượng khí tự nhiên.

"Trọng tâm của nhu cầu sử dụng than đá trên thế giới đang chuyển hướng sang châu Á", ông Sporton cho biết thêm. Điều này sẽ giúp giữ được nhu cầu toàn cầu về tăng trưởng trong vài thập kỷ qua.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu than đá trên toàn cầu đã giảm vào năm 2015 và 2016 do Trung Quốc, Mỹ và châu Âu giảm nhu cầu sử dụng than. Con số cho năm 2017 vẫn chưa được công bố, nhưng Sporton dự kiến ​​nhu cầu sẽ tăng lên sau khi tái cân bằng cung và cầu ở Trung Quốc.

Giá than đã tăng trở lại sau khi giảm từ năm 2013. Giá than nhiệt của Úc tại chỉ số globalCOAL Newcastle hiện ở mức khoảng 100 đô la Mỹ/tấn. Đây là một sự gia tăng đáng kể ở so với mức 50 đô la vào năm 2016, nhưng vẫn chỉ bằng một nửa giá than ở thời điểm cao lịch sử.

Trong nỗ lực giảm phát thải, Trung Quốc đang chuyển từ than đá sang khí đốt dùng cho lò sưởi và nồi hơi công nghiệp. Nhưng lượng điện phát ra từ than đang tăng lên và nhiều nhà máy điện than hiệu suất cao đang được xây dựng, ông Sporton thông tin.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Than thế giới Benjamin Sporton cũng cho rằng mặc dù chi phí sản xuất năng lượng tái tạo đang giảm, nhưng than vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh vì nó không phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết hoặc khí hậu. Bên cạnh đó, các công nghệ tiên tiến giúp đã nâng cao hiệu quả và giảm phát thải từ than đá.

Ngọc Hà

(Lược dịch từ Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Return to top