Thế giới Thế giới
Những bài học từ một năm dịch bệnh
TTH.VN - Có lẽ vẫn còn quá sớm để đưa ra đánh giá về hậu quả có thể xảy ra của đại dịch COVID-19, đặc biệt là khi khả năng cao sẽ có nhiều bước ngoặt và những điều bất ngờ có thể xảy ra.
- » Thái Lan: Tiêm chủng cho 19 triệu người trong giai đoạn đầu tiên
- » Nhóm chuyên gia WHO tiếp tục lịch trình khảo sát thực tế tại Vũ Hán
- » Mỹ: CDC có thể khuyến nghị đeo 2 khẩu trang để chống lại virus
- » Tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày 5/2: Hơn 77 triệu người khỏi bệnh
- » Đông Nam Á: Đón Tết Nguyên đán giữa đại dịch
Dịch bệnh COVID-19 với những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vẫn đang khiến thế giới đảo lộn cả về kinh tế và xã hội. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Một khi con người đánh bại đại dịch, những thay đổi gây nên bởi COVID-19 đối với đời sống có thể sẽ chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, nhìn chung sau sự kiện này vẫn rút ra được một số bài học bao gồm:
Đầu tiên, rõ ràng là khi có một loại virus mới có khả năng lây nhiễm cao và nguy hiểm xuất hiện, con người phải hành động tích cực để tiêu diệt nó càng sớm càng tốt, thay vì chờ đợi và hi vọng đại dịch sẽ qua và chúng ta sẽ rút được nhiều bài học hơn.
Hơn 1 năm sau đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên ở Trung Quốc, nhiều quốc gia (chủ yếu là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương) đã thực hiện các bước tích cực nhất để đối phó với đại dịch và dường như khu vực này có nhiều lợi thế hơn so với phương Tây.
Thứ hai, một số quốc gia đang tiến hành chương trình tiêm chủng cho người dân của quốc gia họ nhanh và tốt hơn so với các nước khác. Các chính phủ triển khai chiến dịch tiêm chủng sớm có thể kể đến là Vương quốc Anh. Điều này phần nào giải thích cho những lời kêu gọi giảm nhẹ lệnh phong tỏa. Những bằng chứng ban đầu chỉ ra rằng vaccine COVID-19 không chỉ hỗ trợ giúp giảm bớt quy mô của các ca bệnh nghiêm trọng mà còn giảm thiểu sự lây lan.
Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác rằng nếu chính phủ các nước dỡ bỏ lệnh cấm và lệnh hạn chế quá sớm, nguy cơ xuất hiện các đột biến mới có khả năng kháng lại vaccine sẽ tăng lên.
Thứ tư, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy rằng các chính phủ có thể chi nhiều tiền hơn mà không làm đảo lộn thị trường như hầu hết mọi người nghĩ. Mặc dù mức nợ chính phủ cao và ngày càng gia tăng đã đặt ra những câu hỏi lớn, nhưng thực tế là điều kiện tài chính vẫn rất lành mạnh, đặc biệt là thị trường trái phiếu dường như không gặp nhiều khó khăn. Điều này làm tăng khả năng rằng các chính phủ vẫn rất tham vọng về mặt tài chính của mình.
Thứ năm, bất chấp tiêu chuẩn sau đại dịch đối với làm việc từ xa có là gì đi chăng nữa, thì thói quen làm việc vẫn sẽ được thiết lập để cải thiện theo hướng linh hoạt hơn. Điều này sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực, bao gồm giảm thiểu thời gian lãng phí dành cho việc đi lại, ít áp lực hơn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, thị trường lao động lớn hơn.
Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy sự chuyển dịch sang các tận dụng công nghệ, đặc biệt là đối với người tiêu dùng... Bên cạnh những yếu tố này, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thúc đẩy sự trỗi dậy trên toàn cầu của châu Á về tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối hơn.
Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”