ClockThứ Sáu, 24/01/2020 10:00

Những biện pháp không để virus nCoV ‘tấn công’

Bệnh viêm phổi do chủng virus corona (nCoV) là bệnh viêm đường hô hấp cấp, có khả năng lây từ người sang người, bệnh có thời gian ủ bệnh 14 ngày. Người nhiễm virus nCoV có các triệu chứng cấp tính như ho, sốt, khó thở dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong. Đặc biệt, ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch dễ nhiễm bệnh và tiến triển bệnh nhanh.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấpTrung Quốc “phong toả” thành phố Vũ Hán trước sự bùng phát của virus corona

Việt Nam đã ghi nhận 2 trường hợp người Vũ Hán (Trung Quốc) dương tính với virus nCoV, hiện đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh viêm phổi do virus nCoV gây ra, ngành y tế đã khuyến cáo người dân cần phải chủ động các biện pháp chống.

Đeo khẩu trang phẫu thuật 3 lớp sẽ ngăn được virus nCoV. Ảnh: CTV

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh, cho biết virus nCoV suy yếu khi nhiệt độ trên 20, nhất là trên 25 độ và điều kiện độ ẩm cao. Theo kinh nghiệm chống SARS từ Việt Nam và Hàn Quốc, việc đóng cửa kín mít và lạnh quá dễ lây lan dịch. Để phòng chống bệnh, người dân cần phải mở cửa thông thoáng và giữ nhiệt độ nhà trên 25 độ C để ngăn ngừa virus tấn công. Đồng thời, khi ra đường người dân nên mang khẩu trang phẫu thuật 3 lớp sẽ ngăn được chất tiết có chứa virus nCoV. Trong sinh hoạt hàng ngày, phải rửa tay thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn có hại sức khỏe cũng như ngăn ngừa nhiễm virus nCoV.

Trước đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau như: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; nếu cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Hiện nay, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế đang tiến hành triển khai các biện pháp tăng cường kiểm soát, giám sát các hành khách đi về từ Trung Quốc. Ảnh: CTV

Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày, nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lây lan.

Bệnh viêm phổi cấp tính khởi phát ở Vũ Hán ngày 31/12/2019 với 41 người nhập viện, sau đó lan nhanh nhiều thành phố khác và xuất hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Nguyên nhân gây bệnh là chủng virus thuộc họ Corona chưa từng được biết đến, được đặt tên là nCoV, gây bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp. Đến ngày 23/1, hơn 640 người Trung Quốc bị viêm phổi cấp, 17 người chết, 3 thành phố trong đó có Vũ Hán bị phong tỏa nội bất xuất ngoại bất nhập.

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra, rà soát dịch bệnh viêm phổi do chủng virus nCoV mới đối với hành khách từ nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc nhập cảnh. Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở Y tế thường xuyên cập nhập tình hình diễn biến của dịch để có hướng xử lý. Dù có dịch hay không thì hoạt động kiểm soát dịch bệnh khi qua sân bay Tân Sơn Nhất vẫn được triển khai thường xuyên, liên tục cũng như triển khai giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu (sân bay, cảng biển…), giám sát tại bệnh viện, giám sát tại cộng đồng. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, lượng khách tăng cao càng phải nghiêm ngặt hơn, sẵn sàng khi có trường hợp bệnh thì xử lý nhanh, đúng yêu cầu.

Đối với những hành khách về từ vùng dịch, Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế gửi danh sách đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh giám sát. Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh sẽ là đơn vị chính xét nghiệm theo quy trình để xác định bệnh nhân có mắc bệnh hay không. Những trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu viêm phổi cấp sẽ được giữ lại cách ly điều trị trong cơ sở khám chữa bệnh, tránh lây lan trong bệnh viện, nhân viên y tế và cộng đồng. Đối với các trường hợp có dấu hiệu về hô hấp, ho, sổ mũi… vẫn được cho về nhà nhưng sẽ cách ly với người nhà, hạn chế di chuyển nhiều nơi.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, hiện nay Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế đã tiến hành triển khai các biện pháp tăng cường kiểm soát, giám sát các hành khách đi về từ Trung Quốc, đặc biệt là từ thành phố Vũ Hán (nơi xuất hiện dịch bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV gây ra). Qua đó, tăng cường giám sát hành khách qua máy đo thân nhiệt, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng để phát hiện sớm nhất những trường hợp nghi ngờ theo tiêu chuẩn giám sát của Bộ Y tế.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phân loại EG.5 là biến thể “đáng quan tâm” của COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã phân loại chủng virus COVID-19 EG.5 đang lưu hành ở Mỹ và Trung Quốc là một “biến thể đáng quan tâm”, nhưng dường như chủng virus này không gây ra nhiều mối đe doạ đối với sức khoẻ cộng đồng hơn các biến thể khác.

WHO phân loại EG 5 là biến thể “đáng quan tâm” của COVID-19
AFP: Các chuyên gia cảnh báo virus cúm gia cầm đang biến đổi nhanh chóng

Loại virus gây ra số lượng các trường hợp nhiễm cúm gia cầm cao kỷ lục ở các loài chim trên khắp thế giới đang biến đổi nhanh chóng, trong bối cảnh ngày càng gia tăng lời kêu gọi các quốc gia tiêm phòng cho gia cầm của họ, Hãng Thông tấn AFP ngày 3/6 dẫn lời các chuyên gia cảnh báo.

AFP Các chuyên gia cảnh báo virus cúm gia cầm đang biến đổi nhanh chóng
Các bệnh do virus nghiêm trọng xuất hiện gây ra nhiều hậu quả trên toàn cầu

Nhiều chuyên gia quốc tế đến từ châu Âu, châu Á và châu Phi cùng gần 100 cán bộ y tế, giảng viên, học viên, sinh viên trong và ngoài nước vừa tham gia trao đổi, cập nhật kiến thức trong khóa đào tạo về “Các bệnh do virus nghiêm trọng mới xuất hiện và tái xuất hiện” và “Thực hành các nguyên tắc an toàn y sinh học”, khai mạc vào sáng 19/4.

Các bệnh do virus nghiêm trọng xuất hiện gây ra nhiều hậu quả trên toàn cầu
Return to top