ClockThứ Sáu, 27/04/2018 14:52

Những biểu tượng đầy ý nghĩa trong phòng đàm phán liên Triều

Tại cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, căn phòng diễn ra các cuộc đàm phán trong tòa nhà Hòa Bình của Hàn Quốc tại làng đình chiến Panmunjom là nơi được dư luận chú ý đặc biệt bởi những chi tiết mang nhiều ẩn ý.

Chính thức bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lịch sửTuyên bố đầu tiên của lãnh đạo Hàn-Triều tại Hội nghị Thượng đỉnhNhững “lần đầu tiên” của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018Hàn Quốc và Triều Tiên dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều

Căn phòng diễn ra các cuộc đàm phán trong tòa nhà Hòa Bình của Hàn Quốc tại làng đình chiến Panmunjom. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trong ngày 27/4, chiếc bàn hình chữ nhật thường thấy tại đây đã được thay thế bằng một bàn lớn hình oval có chiều dài 2.018mm - tượng trưng cho sự kiện được tổ chức năm 2018 và chiều rộng 1.953mm - năm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.

Phía Hàn Quốc cho biết họ lựa chọn hình oval thay vì hình chữ nhật, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa những người tham dự, đồng thời mong muốn sẽ có những trao đổi chân tình và thẳng thắn giữa cả hai bên.

Bàn đàm phán có hình chiếc cầu được nối từ hai mố cầu, ý nhắc tới sự hàn gắn hai miền.

Trong phòng có bức tranh lớn hình núi Kumgang, biểu tượng của hợp tác hai miền về du lịch. Hai nhà lãnh đạo đã đứng trước bức tranh nói chuyện trước khi ngồi xuống đàm phán.

Những chiếc ghế trong phòng hội nghị này cũng rất đặc biệt khi trên lưng ghế có khắc hình bán đảo Triều Tiên.

Căn phòng được trải thảm màu xanh nước biển, biểu trưng cho những ngọn núi, những dòng sông và một sự khởi đầu mới.

Những chiếc bình sứ trắng được bày ở các góc phòng, và được tô điểm với nhiều loài hoa rực rỡ và đầy ý nghĩa như hoa mẫu đơn - biểu thị cho sự chào mừng, hoa cúc họa mi - tượng trưng cho hòa bình, cùng nhiều loài hoa dại khác được hái từ Khu phi quân sự (DMZ).

Ngoài ra trong phòng họp đặc biệt này còn nhiều chi tiết khác thể hiện lịch sử truyền thống chung giữa hai miền Triều Tiên. Tất cả những sự bài trí "nhiều tình ý" ấy đã góp phần làm nên cuộc gặp gỡ "đầy cảm xúc" giữa lãnh đạo hai miền, theo nhận định của nhà lãnh đạo Kim Jong-un./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam là biểu tượng của phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa, các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Đây là lời khẳng định của Giáo sư Ezequiel Ramoneda, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CESEA) thuộc Viện quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata Argentina (UNLP).

Chiến thắng Điện Biên Phủ là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn.

Những hoạt động của chiến dịch “Hãy làm sạch biển” không chỉ góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường biển mà còn truyền thông điệp về tình yêu với biển, với Tổ quốc.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Bộ hồ sơ quý “biểu tượng xứ Huế” hồi hương

Một bộ hồ sơ thiết kế cầu Trường Tiền vô cùng quý giá được một người phụ nữ Việt kiều Mỹ gốc Huế - bà Trương Thị Thanh Hương, “đấu giá” thành công và đưa về Huế. Những trang giấy dù đã úa màu thời gian nhưng những nét chữ, trang vẽ trên đó ít nhiều cho hậu thế biết thêm hình hài chiếc cầu làm nên biểu tượng cho xứ Huế.

Bộ hồ sơ quý “biểu tượng xứ Huế” hồi hương
Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng

Vòng xe chúng tôi lăn bánh từ Nghệ An rồi trở lại Huế, chưa có chuyến đi nào đầy cảm xúc như chuyến đi này. Mỗi gia đình người hiến mô/tạng là một câu chuyện khác nhau, song tựu trung vẫn là cái nhìn vị nhân sinh, sự cho đi nặng trĩu tình người…

Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng

TIN MỚI

Return to top