ClockThứ Tư, 07/03/2018 21:55

Những “bóng hồng” tần tảo mưu sinh

TTH.VN - “Bóng hồng” ấy chính là những người mẹ, người chị đang ngày ngày rong ruổi khắp nẻo đường để mưu sinh. Ở nghề nghiệp nào, từ người khuân vác, bán vé số, bốc gạch, buôn ve chai... các mẹ, chị vẫn luôn có niềm tin vào cuộc sống.

Biểu dương 93 cán bộ nữ công và chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểuPhụ nữ các nước mừng 8/3 ra sao?Tôn vinh hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Những hình ảnh về những người phụ nữ làm nghề đẩy xe, bốc vác hàng ở bến xe bên trong chợ Đông Ba vô cùng quen thuộc với mọi người

Khi được hỏi về ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, những người mẹ, người chị tảo tần lao động này đều lặng đi trong phúc chốc bởi ngày được tôn vinh hay nhận những món quà từ người thân là điều xa vời.

Với họ, mỗi ngày đều ý nghĩa nếu có nguồn thu nhập và công việc ổn định. “Mỗi người một số phận, quan trọng mình biết tin yêu vào cuộc sống”, chị Đỗ Thị Nở (48 tuổi, Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) bị bại liệt phải bán vé số khắp các tuyến đường trên TP. Huế đã đúc kết như thế về câu chuyện đời mưu sinh .

Bà Hoàng Thị Xá (tên thường gọi là Yến, 66 tuổi, ở Phú Thượng, Phú Vang) đã có hơn 34 năm làm nghề khuân vác đồ thuê cho các chủ hàng ở chợ Đông Ba. “Dẫu sức có già, người có yếu thì công việc này vẫn nuôi sống tôi”, bà Xá từ tốn

Chị Võ Thị Chót, người thồ hàng bằng xe đạp đang điện thoại cho khách để giao hàng đi theo các tuyến xe buýt. Chị Chót năm nay 46 tuổi, nhà ở phường Hương Sơ, TP. Huế

Nhờ làm nghề khuân vác, gánh hàng mà nhiều người đã có cuộc sống, đồng ra đồng vào ổn định và tất nhiên họ cũng tự hào về công việc mình đang làm

Phút thảnh thơi của các mẹ, các chị sau giờ lao động mệt nhọc. Cứ khi ngồi lại với nhau, những câu chuyện về gia đình cuộc sống lại được các chị bàn tán rôm rả

Nụ cười sảng khoái của chị Bông trong lúc uống cốc trà đá do chính tay mình tự pha. Bán trà đá cũng chính là nghề của chị Bông mưu sinh dọc theo đường Trần Hưng Đạo, TP. Huế

Nụ cười rạn rỡ của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền trong lúc chất hàng ve chai lên xe đạp. Chị Tuyền 52 tuổi, nhà tận Phú Bài, Hương Thủy. Gần chục năm nay, chị rong ruổi khắp các nẻo đường TP. Huế để mua ve chai

Còn với chị Phan Thị Lanh (44 tuổi, thị trấn Sịa, Quảng Điền) thành thục với nghề bốc gạch cho các công trường. “Nghề này đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được, xá hề chi!”, chị Lanh tâm sự trong lúc bốc gạch ở một công trường trên đường Hoàng Hoa Thám, TP. Huế

Những chiếc bách được kẹp nách theo chị Nguyễn Thị Mỹ Hân (nhà ở đường Xuân Diệu, TP. Huế) đưa bán khắp các tuyến đường từ 10 năm nay. Bánh chị Hân được nhiều người thích bởi vị thơm ngon và nhờ tính tình dễ thương

Như những bông hoa tỏa sáng, chị Đỗ Thị Nở (nhà ở Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) dẫu có bị liệt nhưng vẫn tỏa sáng giữa cuộc đời. Chị làm nghề bán vé số để vừa nuôi mình, vừa nuôi mẹ già. Chị cười hiền: “Mỗi người một số phận, quan trọng mình biết tin yêu vào cuộc sống”

PHAN THÀNH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo

Bằng những hoạt động, mô hình cụ thể như hỗ trợ kinh phí học tập, hỗ trợ nhu yếu phẩm hàng tháng, hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế... Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Đông Ba đã đồng hành, “tiếp sức” cho trẻ em, phụ nữ nghèo, đơn thân trên địa bàn phường để họ có thêm động lực, cố gắng, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

“Tiếp sức” cho phụ nữ, trẻ em nghèo
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối

Ở chợ Phú Hậu - chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên Huế, không khí bán buôn bắt đầu tấp nập từ lúc 2 giờ sáng, khi ngày mới vừa chớm qua. Tiếp sau những chuyến xe hàng chở nông sản từ các miền Nam, Bắc ghé chợ là công việc bốc dỡ và vận chuyển hàng giúp các tiểu thương của các chị cửu vạn. Công việc vất vả, nhưng tiền công mỗi chuyến chở hàng nông sản của các chị cũng chỉ được vài ngàn đồng. Có phần nhẹ nhàng hơn nhưng cũng bám chợ vất vả không kém là chị em tiểu thương có sạp hàng ổn định hay các chị “chạy hàng” nhỏ lẻ. Dẫu vậy, khi nói về “ngày của mình”, các chị cũng chỉ đơn giản: Mong gia đình bình an và bản thân đủ sức khỏe để theo chợ, bám việc mỗi ngày.

Những “đôi vai mềm” ở chợ đầu mối
Return to top