ClockThứ Sáu, 14/12/2018 08:39

Những cánh cò mùa xuân

TTH - Cố đô vốn nhiều người chơi non bộ nên Hường đem cò ra phố bày bán xem mặt hàng này ra sao.

Mỗi lần xuân về, những cánh cò lại bay trên phố Huế. Từ chất liệu nhựa được biến chế thành một khối dẻo bóng loáng, đã nhào nặn thành những dáng cò, nai xinh xắn cung ứng cho hoa cảnh và non bộ suốt bốn mùa.

Cô giáo Hường nhớ lại quãng ngày gian khó. Vì hoàn cảnh gia đình không thể đeo đuổi nghề dạy học, cô giáo Trường tiểu học Thủy Phù xin nghỉ rồi lấy chồng, rồi chuyển sang bán chè kiếm sống. Đêm đêm, trong ngõ Ngô Đức Kế, chồng cô chở chè trên chiếc xe đạp cà tàng giúp vợ vào Tây Lộc bán, khuya mới về, có đêm ế ẩm phải mời hàng xóm ăn giúp.

Không bán chè nữa, cô giáo cùng chồng vào Bình Định kiếm nghề khác mưu sinh. Thành phố Quy Nhơn hồi đó việc làm cũng bấp bênh, không ổn định, may mắn gặp “quý nhân” – bác Ba Cò, sui gia với ông anh cô nên có nhã ý bày cách làm cò cho vợ chồng. Lúc ấy phong trào chơi non bộ ở miền đất võ khá thịnh. Sản phẩm cò thủ công do bác Ba dấy lên, và trong gia đình bác hồi ấy các con cũng không có công việc, nên dốc vào nặn những dáng cò với những tư thế khác nhau. Mẫu mã do người nặn đưa ra. Và duy nhất bác là người tạo dáng cò - thổi hồn vào. May mắn được nhiều người chơi hoa cảnh tìm đến nhà mua. Chỉ trong một thời gian, gia đình bác Ba trở thành thương hiệu sản xuất cò trên toàn quốc, nhất là TP. Hồ Chí Minh, nơi tiêu thụ nhiều nhất.

Suốt ba ngày, vợ chồng ngồi trong căn phòng nhỏ nhìn bác và các con nặn cò với niềm say mê. Những đôi cò nhỏ, to được ra đời qua bàn tay và khối óc của những nghệ nhân đầy sáng tạo. Cô giáo ngồi lặng yên để theo dõi cách làm mà bác là người trực tiếp truyền nghề với lòng hoan hỷ. Không ngờ khi thực hành, cô giáo được thầy gật đầu khen, còn chồng cô thì vụng về, nặn không thành dáng.

Trở lại Huế gần Tết cổ truyền. Cố đô vốn nhiều người chơi non bộ nên Hường đem cò ra phố bày bán xem mặt hàng này ra sao. Không ngờ một chiều kia, bà Tiến - chủ quầy bán cây cảnh Phong Lan ở đường Trần Hưng Đạo chợt thấy một phụ nữ gầy gò ngồi thu lu dưới gốc cây xa cừ trước Thương Bạc liền mua hết cò đựng trong giỏ xe đạp mang về chưng trước gian hàng bà để bán mà không trả giá. Cơ hội không đến hai lần, như niềm hứng khởi thôi thức cô giáo tạo thêm hạc, nai, ngư, tiều, canh, mục... cho mặt hàng phong phú.

Theo thời gian, trải qua hơn hai mươi năm, cô giáo vẫn lặng lẽ dâng đời nhũng dáng cò trắng muốt và những con nai vàng vẫn được bày bán trong những ki - ốt đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Sinh Cung cùng nhiều tỉnh, thành khác .

Xuân về, “trên phố đông người qua”, dẫu không thấy ông đồ nho viết câu đối đỏ nhưng những cánh cò vẫn bay dưới làn mưa bụi, như chở từng áng ca dao đến với mọi người trong mùa hội ngộ giữa quê hương.

NGÀN THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương sắc Cố đô

Từ ngày bén duyên với công nghệ ướp hoa tươi thành hoa tươi bất tử, tình yêu hoa của chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) càng được chắp cánh. Ngày đêm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, cô gái trẻ đã sáng tạo ra những sản phẩm hoa tươi bất tử xinh xắn, độc bản từ những cánh đồng hoa.

Hương sắc Cố đô
Mùa xuân nhẹ nhàng

2 giờ sáng mồng 8 Tết Giáp Thìn, tuy Huế ban ngày có hửng nắng nhưng đêm và sáng sớm trời vẫn rét căm căm. Ấy cũng là lúc vừa kết thúc một ngày làm việc của tôi như thông lệ kể cả trong những ngày Tết. Ngỡ chỉ có mình tôi trở về giữa đêm xuân trên cung đường vắng lặng, nhưng không, có một bãi rác ngay góc ngã tư Lê Quý Đôn – Bà Triệu còn có một đôi vợ chồng đang cần mẫn với công việc nhặt rác.

Mùa xuân nhẹ nhàng
Du hành Cố đô qua Logo

Cuối thu, khi bắt đầu làm việc trực tuyến với các lớp thiết kế đồ họa logo, tôi nhận ra một nhóm sinh viên (SV) chọn làm đề tài về Huế. Và chúng tôi cùng nhau vỡ vạc, đồng hành.

Du hành Cố đô qua Logo
Xuân của niềm tin và khát vọng

Mùa Xuân với những tấm áo phủ đầy lộc biếc mang đến những hy vọng vào tương lai tươi sáng và nguồn sức sống căng tràn. Mùa Xuân đã đến với mọi người, mọi nhà! Sắc Xuân lan tỏa khắp mọi miền Tổ quốc.

Xuân của niềm tin và khát vọng
Return to top