ClockThứ Ba, 16/11/2021 14:31

Những câu chuyện bình dị

TTH - “Thầy ơi, thầy là chủ nhiệm lớp 4. phải không? Cho tôi gửi lại 200 ngàn đồng nhờ thầy đưa phụ huynh cháu M. giúp. Cháu cầm tờ tiền này mua kẹo. Tôi bán cho cháu và giữ lại tiền thừa”. Thầy D. cầm tiền và cảm ơn chị rồi đi thẳng tới quán cà phê nơi góc xóm sau giờ tan học. Đây không phải lần đầu thầy D. nhận lại tiền của học sinh từ chị. Mấy năm trước, với các lớp chủ nhiệm khác, thầy cũng từng nhận tiền và trả lại cho phụ huynh.

Chị bán quán nhỏ phía sau trường, chủ yếu là văn phòng phẩm dạng lẻ như bút, thước, cờ, cầu lông, bảng... phục vụ nhu cầu của học sinh phòng khi chúng quên mang hoặc tiện đường ba mẹ ghé mua cho con cây bút, cục gôm. Thỉnh thoảng cũng chêm thêm vài món ăn vặt. Khách hàng của chị vì thế chỉ quanh quẩn là người quen. Chỉ ít khi có vài cô cậu học trò nhỏ nghỉ giờ tranh thủ mua cái bánh, cái kẹo. Còn lại thường là sau giờ tan học quán chị mới đông học sinh vây quanh. Chúng thường chỉ mua những món đồ có giá vài ngàn đồng. Hiếm khi đến tiền chục. Nếu hôm nào có đứa đưa tiền mệnh giá quá 50 ngàn đồng đều được chị giữ lại tiền thừa và gửi thầy trả ba mẹ chúng.

Chị kể, từ lúc mới ra đời tờ 500 ngàn đồng đã có một học sinh cầm tờ tiền đó đến mua quà vặt. Chị cũng lần đầu tiên thấy tờ tiền mệnh giá lớn cũng có phần bối rối nhưng cũng kịp bình tâm lại để giải thích cho cháu và giữ tờ tiền gửi thầy, cô trả cho bố mẹ học sinh nọ. Sau khi nhận lại tiền, hai vợ chồng kia đến nhà cảm ơn và mang tặng chị gói quà nhỏ nhưng chị từ chối.

Chị bảo, mình dù buôn bán nhỏ nhưng cũng phải cho đàng hoàng. Một vài trăm ngàn có thể không lớn với người này, nhưng biết đâu với người khác là cơm áo gạo tiền, là tiền học, tiền thuốc thang của họ. Mình có nghèo khổ cũng phải sống cho trung thực, đừng lấy tiền của ai nếu nó không phải để trả công lao động cho mình hoặc mua hàng hóa của mình. Có lẽ cũng từ suy nghĩ đó nên dù chỉ bán cái quán nhỏ ở góc sau của trường và quán cà phê cóc trong xóm, nhưng bao giờ hàng quán của chị cũng đông khách hơn những quán lân cận. Có những khách hàng quen, họ thậm chí nhà ở khá xa nhưng vẫn luôn “trung thành” với quán cà phê của chị, dù nó chưa hẳn đã ngon và chỗ ngồi cũng không được đẹp đẽ, sang trọng.

 Tôi cũng là một trong số những khách hàng đó, dù không phải ngày nào cũng ghé qua. Nhưng mỗi lần đến lại được nghe những mẫu chuyện tử tế về chị. Là bữa cơm tươm tất cho ba mẹ chồng mỗi ngày, món ăn sáng vừa ý cho con dâu, là cái áo mưa mang tặng cho người khách qua đường vội vàng, hay chỉ là bán đúng giá cho khách du lịch...

 Và, những câu chuyện bình dị ấy vẫn thường lặp lại mỗi ngày nơi xóm nhỏ khiến quán cà phê như có thêm chất xúc tác để níu kéo khách quen. Ở đó dường như những câu chuyện của khách cũng được kể ít đi một chút để nhường cho chuyện của chủ quán. Bởi những câu chuyện về sự tử tế, về lòng trắc ẩn, sự trung thực bao giờ cũng chạm đến trái tim. Vì vậy, nó luôn có chỗ đứng và được ưu tiên.

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế

Những người tôi đã gặp có những hoàn cảnh, công việc khác nhau, nhưng có một điểm chung là sống vì cộng đồng, không tiếc sức, tiếc của riêng góp phần mở đường giao thông, làm thay đổi diện mạo đời sống ở địa phương.

Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế
Xúc động câu chuyện của người con xứ Huế được gặp Bác Hồ

Những ngày bước sang thu, trời Huế bớt oi nóng và dịu nhiệt hơn. Chúng tôi những người làm việc ở bảo tàng mang tên Bác tại Huế, trong chuyến thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế” tại huyện Phú Lộc, may mắn gặp được bác Lê Đình Thông - người đã từng gặp Bác Hồ. Bác Lê Đình Thông, hiện đang sống ở thị trấn Phú Lộc. Năm nay, bác đã gần chín mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, lanh lợi và rất minh mẫn.

Xúc động câu chuyện của người con xứ Huế được gặp Bác Hồ
Cá nục - món ngon bình dị

Khi những chú ve bắt đầu dạo nhạc báo hiệu mùa hè đang đến, những chú cá nục béo ngon nung núc cũng đã có mặt khắp các rổ trong hàng cá. Mấy bà nội trợ lại kháo nhau: “Hôm ni cá nục xanh chợ!”.

Cá nục - món ngon bình dị
Những điều tử tế

Quán bán đồ ăn sáng ven đường hôm nào cũng đông khách, bởi món bánh cuốn nóng ăn kèm chả lụa, thịt heo và chén nước mắm chua ngọt khá hấp dẫn.

Những điều tử tế
Bình dị giữa phố phường

Giữa bao hối hả của dòng người qua lại, đâu đó trên những góc phố có những con người lặng lẽ với những công việc mà mình lựa chọn. Họ làm để mưu sinh, để tìm niềm vui thường nhật và để khẳng định ý nghĩa của cuộc sống là được làm việc, được lao động như bao nhiêu người khác.

Bình dị giữa phố phường
Return to top