ClockThứ Bảy, 18/07/2020 15:02

Những câu chuyện về Huế

TTH.VN - “Mối tương giao Pháp - Việt: Khơi dòng văn hóa nghệ thuật thế kỷ XIX - XX - XXI” là nội dung buổi tọa đàm do Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Huế tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán ngày 18/7.

Hương khói là nét đẹp văn hóa thiêng liêng cần phải được gìn giữCảm xúc về nơi chốn và sự khác biệt của HuếTín hiệu vui cho sáchẢnh hưởng của Pháp với sự hiện đại hóa của văn hóa Việt Nam

Tại tọa đàm, cuốn sách “Hồi ức về kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” đã được ra mắt độc giả ở Huế

Với sự tham gia của các diễn giả: dịch giả Lê Đức Quang, nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng và TS. Nguyễn Mạnh Hùng, buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những người yêu văn hóa Huế.

Các diễn giả đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị về những câu chuyện Huế từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, những cải cách canh tân đất nước thời Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đến những dấu ấn văn hóa đậm nét được hình thành thời các vua Nguyễn, sự giao thoa Pháp - Việt trong văn hóa, giáo dục…

Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, những dấu ấn riêng biệt của văn hóa Huế đến nay vẫn còn nguyên giá trị, từ cách giáo dục con cái đến văn hóa ứng xử, cá tính của con người Huế… Những điều khác biệt ấy cần được gìn giữ để văn hóa Huế luôn được bồi đắp, phát huy.

Nhiều ý kiến cũng kêu gọi mọi người cùng tham gia xây dựng “tủ sách Huế” để giới thiệu, quảng bá văn hóa Huế, phát triển văn hóa đọc.

Dịp này, Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Huế giới thiệu đến độc giả cuốn sách “Hồi ức về kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” của Michel Đức Chaigneau, do dịch giả Lê Đức Quang dịch và chú giải, đã ra mắt trước đó tại Hà Nội. Cuốn sách ghi lại những ký ức về diện mạo của kinh thành Huế xưa và vùng lân cận, với toàn bộ đời sống sinh hoạt từ hoàng cung cho tới làng quê bình thường.

Chương trình cũng tổ chức đấu giá ấn bản Trúc chỉ “Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX”. Toàn bộ số tiền đấu giá 32 triệu đồng được dùng để ủng hộ cho quỹ Văn hóa Huế.

Tin, ảnh: Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV

Tại giải Vô địch Cung thủ xuất sắc Quốc gia năm 2024 được tổ chức ở sân nhà, bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV. Mục tiêu này được kỳ vọng vào cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi.

Bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Huế yên bình

Nhiều du khách chọn Huế là địa điểm du lịch lý tưởng khi muốn tìm kiếm một chút chữa lành nào đó. Cảnh đẹp nên thơ, với vô vàn địa điểm hấp dẫn của vùng đất Cố đô sẽ giúp du khách tìm thấy sự yên bình thật sự.

Huế yên bình
Return to top