ClockChủ Nhật, 29/05/2022 14:05

Những cuộc chia xa…

1. “Chị đang ở mô? Tui lên mời anh chị, vài ngày nữa là 100 ngày của mạ...”. Tiếng em họ trên điện thoại. Tôi trả lời là mình đang ở xa, nhưng áng chừng ngày đó sẽ về kịp. "Chị ráng nghe. Mới đó mà 100 ngày mạ tui rồi. Nhanh quá!”…

Tôi đặt điện thoại lên bàn. Lòng chợt thấy cồn cào và mắt cay nồng. Nhớ dáng ngồi và ánh mắt ngó miết ra đường của O tôi. Những đốm đồi mồi nâu sậm trên đôi tay mệt mỏi của người đã qua tuổi 90 vài năm. Nhớ đôi mắt O lom lom nhìn mình, rồi bảo “mi con ông N. chớ đứa mô nữa!”. Mọi người đều cười. O đôi khi không còn nhớ tên tôi, nhưng “xuất xứ” thì nói đúng phóc, dù tuổi tác và căn bệnh tiểu đường đã lấy đi của O rất nhiều thứ.

COVID-19 đã làm những nỗ lực chống lại năm tháng và bệnh tật của O dừng lại. O tôi - người lo cho con cháu nhiều nhất và bao dung nhất. Nỗi đau sâu thêm khi O phải rời xa trong chuyến đi đơn lẻ.

2. “Chị đang ở mô? Em có chuyện muốn nói cùng chị!”. Cuộc điện thoại liền sau đó, là em của em tôi. Tôi nói với em là đã biết ngày của O rồi. Tiếng dạ nghe đậm ở phía đầu dây. Tôi cũng không còn nhớ mình đã cầm điện thoại trong bao lâu. Chỉ thấy lòng mình rối lên trước những điều mà em chia sẻ…

Thiệt tình, điều mà tôi có thể nhớ, là những ẩn ức trong câu chuyện mà mình cố nghe, và không thể nào hiểu hết được trong mối quan hệ anh em – những đứa con của O. Thực ra thì tôi cũng láng máng biết về những bất hòa, khi những việc nào đó trong gia đình không đạt đến độ thống nhất. Lòng cũng ngùi ngẫm khi thấy chuyện xảy ra với những người gần gũi. Trước đó ít lâu cứ nghĩ, đó là câu chuyện “ngoài hàng rào” họ hàng. Nhưng bây giờ nó không phải là âm ỉ nữa, mà đã trở thành barie ngăn cách những người anh em rồi.

Từ bao giờ, tất cả đã không còn tiếng nói chung và anh em đã thôi trông theo nhau…?

3.“Tình thương thì nằm ngoài mọi tranh chấp” - là câu chữ của Nguyễn Vĩnh Nguyên trong một bài viết đăng trên thesaigontimes.vn. Nguyên chạm đến nỗi buồn của tôi, và nỗi đau của nhiều người khi họ đứng trong vòng xoáy của những tranh chấp với chính những người ruột rà của mình. Mà tôi cũng không dám chắc những người mà Nguyên nhắc đến, hay những người như Nguyên nhắc đến có biết đau?

Từ khi nào, đất đai, tài sản đã trở thành căn nguyên của những cuộc chia xa?

4. Tôi đã không đến ngày của O. Bác tôi đã ở đó. Bác đã thắp cho O một nén nhang phía ngoài cánh cửa đóng kín. Bác nói thấy lòng đau quá.

Tôi đã không đủ dũng khí để chạm vào nỗi đau như bác, và các anh chị em khác của tôi.

Ai đó đã nói rằng, khi còn cha mẹ, chúng ta là gia đình. Khi cha mẹ không còn nữa, chúng ta chỉ còn mối quan hệ. Đó là một mệnh đề đau đớn. Và cho dù nó có/đã diễn ra đi chăng nữa, tôi nghĩ chúng xảy ra khi và chỉ khi chúng ta đã quá cố chấp với nhau mà thôi. Chỉ xảy ra khi chúng ta không còn thương yêu nhau nữa, không còn hiểu cho nhau nữa.

Và như thế, là bắt đầu những cuộc chia xa...

AN HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top