ClockThứ Sáu, 05/05/2017 09:47

Những đổi thay ngoài mong đợi

TTH - Khi nói về thay đổi của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Phước Trọng, nguyên Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Lộc phấn khởi: “Đó là những bước tiến ngoài mong đợi”.

Ở đâu cũng có lớp, có trường

Không riêng Phú Lộc, ở bất cứ thôn bản nào, từ vùng sâu đến vùng xa, vùng biển của Thừa Thiên Huế, nơi xưa chỉ con nhà “có máu mặt” mới được đến trường và phải lên huyện, lên tỉnh để học, thì nay đều có thể nghe tiếng trẻ học bài trong những không gian sư phạm khang trang, với những thầy, cô giáo đã qua đào tạo ở mức “chuẩn và trên chuẩn”.

Trong hệ thống, có gần 600 ngôi trường đang vận hành theo hướng chuẩn hoá về cơ sở vật chất (CSVC), đội ngũ và chương trình. Các địa chỉ giáo dục phát triển đều khắp về số lượng; chương trình học luôn luôn mới trên cơ sở có sự kế thừa; đội ngũ giáo viên là những người đầy kinh nghiệm, yêu nghề, mến trẻ, được đào tạo bài bản để đáp ứng nhu cầu đổi mới.

Nếu bạn từng đến Bến Ván, Xuân Lộc (Phú Lộc), Ma Nê (Phong Điền), Hương Nguyên (A Lưới)… trước đây, nơi cuộc sống của người dân vất vả, những đứa trẻ lam lũ lạ lẫm ngắm bạn như ngắm người ngoài hành tinh, thì nay, bạn có thể thấy những khuôn mặt tươi sáng của các em trên đường đến trường. Quanh Trường Bến Ván rừng núi hoang vắng, hay Hương Nguyên thăm thẳm rừng già, từng nhóm học sinh tranh thủ lên mạng đọc sách, giải đề, thi tiếng Anh… cùng các bạn trên toàn quốc. Công nghệ thông tin không còn là xa lạ.

Khi bậc trung học được phổ cập

Trường trung học phổ thông (THPT) Thuận An nằm trên trục tuyến đường từ Huế về biển. Được tách ra từ Trường THPT Phan Đăng Lưu để đáp ứng nhu cầu đến trường thuận tiện hơn cho con em thị trấn Thuận An và các xã lân cận, hiện trường có khi lên đến trên 1.500 học sinh theo học. Anh T. một phụ huynh ở thị trấn Thuận An chia sẻ: “Hồi trước, tui với vợ phải đi hơn 10 km để đến trường; trước nữa, ông nội phải lên Huế trọ học, chừ con chỉ đi mấy phút là tới trường, thiệt là khác xưa”.

Nếu trước đây, địa chỉ bậc trung học của tỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay, học trò hầu hết phải bới cơm hoặc ở trọ để theo học thì nay, học sinh THPT đi học cách nhà thường không quá 3 km. Toàn tỉnh có gần 40 địa chỉ giáo dục phổ thông. Huyện, thị nào cũng có ít nhất 2 - 3 địa chỉ giáo dục THPT. Tuy tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia chưa nhiều, nhưng học sinh đều được học trong môi trường sư phạm khang trang, trang thiết bị, phòng thực hành, phòng máy, thư viện khá đầyđủ.

Có thể kể đến là Trường THPT Bình Điền thành lập tháng 8/2002 ở vùng gò đồi, đón học sinh của các xã Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình, Hương Thọ, Hồng Tiến... ; Trường THPT Tố Hữu thành lập tháng 6/2010 nhằm đáp ứng lòng mong mỏi bao nhiêu năm của người dân Quảng Ngạn, Hải Dương, Quảng Công; Trường THPT A Lưới, ra đời tháng 8/2001, để đón nhận con em các dân tộc thiểu số Tà ôi, Pacô, Vân kiều, Ka tu đến trường...

TS. Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD & ĐT khẳng định: "Với quyết tâm cao, mỗi một cán bộ và giáo viên chúng tôi đều hướng tới một nền giáo dục hiện đại. Chúng tôi vui mừng nhận thấy sự nghiệp giáo dục đang có những thay đổi vượt bậc trong sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân”.

Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Chế biến trà từ hoa sim

Từ việc nghiên cứu đề tài tham dự cuộc thi khoa học – kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, nhóm học sinh Trường THPT Đặng Trần Côn đã chế biến trà túi lọc từ hoa sim, một sản phẩm độc đáo từ nguồn nguyên liệu địa phương.

Chế biến trà từ hoa sim
Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Return to top