ClockThứ Tư, 10/06/2020 10:50

Những khả năng mở

TTH - Thành thạo tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh và ngôn ngữ thông tin là ba tiêu chí quan trọng mà Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đặt ra trong định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) tại buổi gặp mặt với hơn 500 học sinh THPT trên địa bàn vào cuối tuần qua.

Công nghệ thông tin là hướng đột phá, tạo bước phát triển mạnh mẽ cho HuếĐịnh hướng nghề nghiệp sớm cho sinh viên“Liều”... khởi nghiệp

Không chỉ là một lĩnh vực đang có nhiều sức hút trong đào tạo, được sự quan tâm của học sinh (cả sự kỳ vọng của phụ huynh) các lớp cuối cấp, người đứng đầu UBND tỉnh đã còn đặt ra những khả năng mở, gần hơn, sát sườn hơn – chuẩn bị nguồn nhân lực này cho Huế trong tương lai gần: hơn 2.000 người trong năm 2020 và phấn đấu đến 2025, sẽ có 10.000 nhân lực để phát triển công nghệ phần mềm tại Huế. Đây cũng là đích đến của tỉnh trong việc xây dựng những bước đột phá trong hướng phát triển lâu dài đã được xác định tại Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

CNTT nói chung vẫn đang là một ngành nghề được đánh giá cao, với nhiều cơ hội, vị trí việc làm và sự đầu tư cho con người cũng như để giữ người. Theo một chuyên gia của Navigos Group, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành CNTT đã tăng 4 lần trong thập kỷ vừa qua. Riêng ngành công nghệ phần mềm có mức tăng nhỉnh hơn (4,1 lần). 58% nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT là kỹ sư phần mềm là một con số ấn tượng mà Vietnamworks vừa công bố. Đây có lẽ là những con số luôn được mọi người theo dõi, cập nhật.

Thị trường IT của Việt Nam đang rất cần nguồn nhân lực IT chất lượng cao và theo Báo Đầu tư, cuộc cạnh tranh trong tuyển dụng và nguồn nhân sự chất lượng cao ở lĩnh vực này đã tạo ra một sự biến động qua lại đáng kể giữa những “đại gia” trong ngành. Nhảy việc vì lương cao theo khảo sát chiếm 89%; 67% khác là vì có cơ hội để thăng tiến.

Một con số khác được cập nhật từ TopDev (nền tảng tuyển dụng chuyên IT tại Việt Nam) thì năm 2020 này, Việt Nam cần 400.000 nhân lực IT. Năm 2021 sắp tới sẽ tăng lên ở 500.000. Điều này cho thấy còn rất nhiều cánh cửa và khả năng mở để đặt chân vào lĩnh vực CNTT.

Một điều được thấy rất rõ là nguồn nhân lực ở lĩnh vực này vẫn thiếu rất nhiều. Đào tạo hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, dù đã được dự báo. Nguyên nhân đã được chỉ ra – do thiếu định hướng và chưa đúng trọng tâm. Căn nguyên khác còn nằm ở chỗ sinh viên đang thiếu những kỹ năng cần thiết và chưa đáp ứng được ba tiêu chí quan trọng mà Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã gọi tên tại buổi gặp mặt với các học sinh PTTH vào cuối tuần qua.

Riêng với Huế, ngoài những vấn đề đã được gợi mở cho nguồn nhân lực tương lai, còn là vấn đề các cơ sở đào tạo phải làm thế nào để thu hút được đông học sinh đăng ký và ghi tuyển. Làm thế nào để các cơ sở này đứng ở những vị trí dễ được nhận biết nhất cũng là vấn đề cần được xác định, nhìn nhận và tổ chức lại. Có lẽ, ngoài một cuộc gặp gỡ với học sinh đam mê CNTT những lớp cuối cấp, cần có những cuộc làm việc và đối thoại thực sự với các đơn vị đào tạo ở lĩnh vực này để cùng nhau tìm một giải pháp trong tạo nguồn cho nhân lực CNTT của Huế.

Nguyễn Lê An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
Return to top