Thế giới

Những kỳ vọng vào hành động của G20 trước cú sốc kinh tế toàn cầu do COVID-19

ClockThứ Bảy, 28/03/2020 11:32
TTH - Trong kinh tế toàn cầu, hầu hết các cuộc suy thoái là do cú sốc cầu, cú sốc cung hoặc cú sốc tài chính, nhưng đại dịch COVID-19 lần này dự báo sẽ mang đến tất cả những cú sốc trên trong cùng một thời điểm, tạo nên một “cơn bão hoàn chỉnh” đối với nền kinh tế thế giới. Theo Tổng thư ký LHQ António Guterres, "đại dịch COVID-19 sẽ cần đến một phản ứng giống như trước đây - một kế hoạch “thời chiến” trong cuộc khủng hoảng hiện tại".

G20 sẽ giám sát tác động của COVID-19 đối với tăng trưởngCOVID-19 là trọng tâm trong chương trình nghị sự của G20

Hội nghị các Bộ trưởng G20 tại Saudi Arabia, tháng 2/2020. Ảnh: Reuters/VOV

Trong bối cảnh đó, Saudi Arabia - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) - kêu gọi tiến hành một hội nghị trực tuyến khẩn cấp vào ngày 26/3 để đối phó với các mối đe dọa mà đại dịch COVID-19 đặt ra, đã làm ảnh hưởng đến y tế, giáo dục, y tế và cả mạng sống của người dân trên toàn thế giới.

Thực tế, cú sốc cầu đã rất rõ ràng khi dịch COVID-19 ngày càng lan rộng, khiến phần lớn người dân phải cách ly. Theo dự báo của giới phân tích, ​​sẽ có một sự sụt giảm lớn từ 5% - 10% GDP trong quý II/2020 do nhu cầu giảm mạnh. Tương tự, cú sốc cung cũng là điều hiển nhiên khi các lệnh phong toả được nhiều chính phủ áp đặt, khiến hoạt động của các doanh nghiệp từ lớn cho đến vừa và nhỏ bị đình trệ, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đáng lưu ý, mối đe dọa thực sự là không ai biết rõ nút thắt của các hoạt động sản xuất nằm ở đâu vì bản đồ của chuỗi cung ứng đã không còn rõ ràng, ông Geoff Gertz, chuyên gia cố vấn Viện Brookings nhận định. Thêm vào đó, những hành động gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm bơm 500 tỷ USD vào thị trường mua lại cho thấy sự khủng hoảng trong thanh khoản. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ sẽ vỡ nợ hoặc phải được hoãn các khoản trả nợ vay ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, G20 được kỳ vọng sẽ đặt ra các kế hoạch hành động đồng thời ở cả 3 mặt trận trên để có thể giảm thiểu sự tàn phá đối với nền kinh tế toàn cầu.

Cần hành động phối hợp

East Asia Forum dẫn lời giới chuyên gia cho rằng, trước tiên, các nhà lãnh đạo nên công bố gói kích thích tài khóa phối hợp để giải quyết cú sốc cầu. Tác động của kích thích tài khóa có thể lớn hơn nhiều khi được điều phối trên quy mô G20 thay vì để các quốc gia tự hoạt động đơn lẻ. Đồng thời, một cam kết tập thể của G20 cũng có thể là đòn bẩy để các quốc gia tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn so với những gì đã làm. Nhiều nhà lãnh đạo đã sử dụng cam kết G20 để truyền tải những thông điệp quan trọng về niềm tin đến thị trường và thúc đẩy nhu cầu tổng thể trên toàn cầu.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo phải nhắc lại cam kết lâu dài để tránh phá giá tỷ giá cạnh tranh. Nghiên cứu cho thấy, phá giá cạnh tranh có thể phát triển theo hình xoắn ốc và trở thành các cuộc chiến tiền tệ toàn diện.

Thứ ba, các nhà lãnh đạo G20 cũng cần có một cam kết tập thể để giữ cho chuỗi cung ứng toàn cầu luôn mở, nhằm giải quyết cú sốc cung. Điều này bao gồm việc cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cơ hội có thể tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nên cam kết không đưa ra bất kỳ biện pháp đầu tư hoặc thương mại hạn chế mới nào, kể cả dưới vỏ bọc nhằm giải quyết vấn đề y tế.

Đương nhiên, chuỗi cung ứng quan trọng nhất trước mắt là thiết bị y tế. Kể từ đầu năm 2020, 24 quốc gia đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với thiết bị y tế. G20 nên công khai cam kết loại bỏ các rào cản đối với việc nhập khẩu thiết bị y tế, xà phòng, chất khử trùng và thuốc men có liên quan, cũng như nhất trí đảo ngược hoàn toàn và ngừng tất cả các lệnh cấm xuất khẩu, song song với việc khuyến khích các nhà cung cấp tư nhân thông qua đảm bảo giá tối thiểu.

Thứ tư, các nhà lãnh đạo G20 cần cam kết đảm bảo an toàn mạng lưới tài chính toàn cầu. Cú sốc do COVID-19 đang biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy, thắt chặt các điều kiện tài chính có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng trong cán cân thanh toán ở các nền kinh tế mong manh.

Nghiên cứu cho thấy, sự an toàn của mạng lưới tài chính toàn cầu hiện nay chưa rơi vào tình trạng nguy hiểm, nhưng không thể cung cấp mức hỗ trợ tài chính như đã từng làm trong các cuộc khủng hoảng trước đây. Việc giải quyết các bất cập để đảm bảo an toàn cho mạng lưới tài chính toàn cầu sẽ rất quan trọng để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu về mặt kinh tế. Các nhà lãnh đạo G20 phải cam kết tăng tài nguyên IMF và cách nhanh nhất để làm điều này là gia hạn và mở rộng các khoản vay song phương của các quốc gia với IMF, vốn sẽ hết hạn trong 2 năm tới.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng nên đề nghị IMF khẩn trương tăng cường lập kế hoạch và phối hợp với các cơ chế tài chính khu vực, như Cơ chế bình ổn châu Âu và thoả thuận về Đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai.

Thế giới hiện nay đã khác nhiều so với năm 2008 và đang phải đối mặt với một cú sốc rất lớn và rất khác. Tiềm lực kinh tế vĩ mô hạn chế là rất đáng lo ngại, nhưng mối lo ngại lớn nhất chính là sự suy giảm trong hợp tác quốc tế đã xuất hiện kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008. East Asia Forum cho rằng, thành công trong việc giải quyết đại dịch COVID-19 sẽ chỉ diễn ra khi ngay cả những quốc gia yếu nhất cũng chiến thắng được dịch bệnh. Ví dụ như khi Đức có thể tiêu diệt được virus, nhưng Italy lại không thể, dịch COVID-19 sẽ quay lại trong vòng vài ngày. Do đó, hợp tác toàn cầu là rất quan trọng. Đó là lý do tại sao G20 được tạo ra, và rõ ràng đã đến lúc các nhà lãnh đạo G20 cần đồng hành để đối phó với thách thức.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ East Asia Forum)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên truyền BHXH tự nguyện: Từ thấu hiểu đến hành động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Để người dân hiểu và tham gia, BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, linh hoạt các phương thức truyền thông với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia để thụ hưởng quyền lợi khi về già.

Tuyên truyền BHXH tự nguyện Từ thấu hiểu đến hành động
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Chủ tịch COP28: Thế giới cần “hàng nghìn tỷ USD” cho hành động vì khí hậu

Trong một phát biểu, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) cho rằng, thế giới cần chi “hàng nghìn tỷ USD” để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu. Song song đó, ông Sultan Al Jaber cũng cảnh báo rằng, các động lực chính trị có thể “tan biến” nếu không có hành động rõ ràng.

Chủ tịch COP28 Thế giới cần “hàng nghìn tỷ USD” cho hành động vì khí hậu
Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp

Từ năm 2024, công nghiệp Thừa Thiên Huế kỳ vọng tạo được nhiều điểm nhấn, nhất là tỉnh khi ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có hàm lượng công nghệ cao.

Những kỳ vọng từ ngành công nghiệp
Return to top