ClockThứ Năm, 02/07/2015 06:00

Những lát cắt

TTH - - Mạ, mấy ngày tới là con đi tiếp sức mùa thi nghe mạ.- Ừ, mà con đi dạy rồi còn đi tiếp sức mùa thi chi nữa, con đi coi thi chớ.- Dạ không, con dạy tiểu học không làm giám khảo kỳ thi ni. Con cùng các huynh trưởng của Gia đình Phật tử nấu cơm chay giúp mấy em đi thi ở xa về Huế được ăn cơm miễn phí, người ta gọi đó là tiếp sức mùa thi.

Câu chuyện của chị- một giáo viên tiểu học năm nay đã 50 tuổi cùng người mạ (mẹ) già dưới gốc cây nhãn cổ trong một ngôi nhà vườn ở Phú Thượng - Phú Vang diễn ra nhẹ nhàng như bao câu chuyện đời thường trong cuộc sống giữa mạ và con trong cuộc đời này. Và tôi, người hàng xóm đến chơi nhà chị bỗng cảm thấy bình yên khi được hòa mình trong bầu không khí thân thiện đó.

Sáng ni bên chân cầu Ga, trong dáng vẻ của người ở xa đến Huế, hai vợ chồng tuổi chừng 50 có bữa ăn sáng vỉa hè với 3 trái bắp chín 10.000 đồng mua từ một người đi bán dạo. Họ ngồi xuống trên hai chiếc ghế của chị bán xe mì ở vỉa hè, người chồng hỏi xin ly nước lọc mà chị chủ quán đặt trên bàn để uống thuốc trước khi ăn. Tôi hồi hộp dõi theo thái độ của chị bán mì. Vừa nhanh tay gói bánh, chị chủ quán mời hai vợ chồng người khách lạ cứ tự nhiên. Thiệt là thở phào nhẹ nhõm! Chị ơi, chị nghèo nhưng chị cư xử đẹp quá. Chị ơi, trong dáng vẻ vất vả của chị là một tấm lòng rộng rãi, chị không so kè tiền ghế, tiền nước… nhờ thế, tôi mới nhìn thấy được sự tự tin trong đôi mắt vợ chồng người khách lạ. Cả người nhận và người cho đều cảm thấy không ai nợ ai. Tất cả cứ tự nhiên kiểu là những khó khăn không cần phải nói ra, không cần phải mở lời…
Bạn và em gái đưa hai con vào Huế tham dự kỳ thi năm nay. Bạn nắm chặt tay mình thủ thỉ “Thương Huế quá đi! Huế hay quá đi! Răng mà cứ thấy Huế như là quê mình vậy!”. Ừ, thì đúng rồi, bạn học đại học ở Huế 4 năm, dẫu gì cũng là một quãng thời gian dài với những dấu ấn khó phai của thời tuổi trẻ. Bạn thương Huế vì cách đây gần 30 năm, bạn đã từng được những người mạ nghèo Huế mời cả bọn về nhà ăn cơm, chỉ là vả trộn, rau khoai luộc chấm nước ruốc và cơm hấp khoai khô, sắn khô mà mạ thương tất cả mấy đứa, cứ giục “mấy con ăn đi, ăn đi mà học...” Bạn thấy Huế hay vì Huế nguyên thủy đã hay và bây giờ vẫn hay như thế. Cho nên bạn đã không xem mình là người khách lạ khi ở Huế. Cảm ơn bạn!
Trong một bài nói chuyện về tình thương, một vị hòa thượng đã nói thật giản dị “Thương ai thì mình hạnh phúc trước”. Tình thương gửi theo gió bay đi, hương thơm của đạo đức lan tỏa khắp nơi. Trên những con đường phố Huế của ngày hè nóng nực này, trên những khuôn mặt mưu sinh vất vả, chúng ta bằng cách này hay cách khác đã nhìn thấy tình thương, sự sẻ chia, và chúng ta thật hạnh phúc...
Xuân An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Return to top