ClockThứ Năm, 30/01/2014 06:12

Những ngày cuối năm

TTH - Cuối năm nay cả nước được tắm trong một cơn lạnh chưa từng có. Thường thì sau Noel là hết lạnh, thế mà đến ngày ông Công ông Táo vẫn thon thót rét, người nào người nấy ra đường vẫn tùm hụp đủ loại áo sống len dạ. Thế mà lại còn lép nhép mưa, những cơn mưa sẫm xì khiến mọi đường nét như nhòa đi, không gian trở thành những khối xám xịt, tiếng người ngàn ngạt trong những cơn ho, và những cái dáng tất tưởi cuối năm sột soạt áo mưa cứ khiến se se cảm giác nửa tội nghiệp nửa thỏa thuê vì con người được dịp chứng tỏ khả năng của mình trong việc thích nghi và thuần phục thiên nhiên.

Người thành phố còn đỡ, về các làng vùng xa, cái lạnh càng cắt ruột, dù năm nay, các chế độ chính sách đối với người nghèo, người khó khăn có vẻ dồi dào hơn. Ngoài nhà nước thì các cá nhân, doanh nghiệp, tập thể làm từ thiện… nhiều hơn, đông hơn và thiết thực hơn với những món quà ý nghĩa.

Những ngày cuối năm dạo chợ thấy hàng hóa có vẻ tiêu thụ được ít, người bán hàng ngồi xuýt xoa vì lạnh và cũng xuýt xoa vì những đống hàng còn tồn. Còn dăm ba ngày nữa, tốc độ sắm tết có được đẩy lên?

Cuối năm tất bật thế, nhưng cứ rảnh chút nào lại thoảng một nỗi buồn vô cớ. Cứ xa xăm, cứ mong mỏng chứ không có gì định hình rõ rệt. Lâng lâng như một hớp rượu quê uống ở một chiều cuối năm nào đó, mà lại cứ mù mịt trong những chuỗi nhập men ký ức khiến ta chập chờn trong những nỗi niềm không cắt nghĩa được, cái nỗi niềm của cuối năm xa vắng. Người Việt ta có tập tục cứ tết là sum họp, và người Việt hiện tại thì lại có xu hướng đi làm ăn xa. Vì thế mà cuối năm, cái nỗi nhớ nhà, cố hương nó cứ cuộn lên, cứ nhoi nhói trong tâm thức mỗi người, kể cả những người không phải xa quê. Bởi người không xa quê thì lại nhớ người xa quê. Những người bà con anh em đang lận đận phương trời xa, cũng đang ngóng về quê nhà. Thì ra cái xa xăm nhoi nhói ấy chính là nỗi niềm sum họp. Những ngày cuối năm chính là những ngày sum họp...

Các phong tục quê đang trở lại, nửa mới nửa cũ, thậm chí nửa tây nửa ta. Các trò chơi cũ được khôi phục, như quê tôi có nguyên một ngày để thi đu. Áo mớ bảy mớ ba phấp phới, đu song song mặt đất, người dưới vỗ tay người trên mát mặt. Hầu như làng quê nào cũng có vài ba trò chơi dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác, một thời hăng hái, tân tiến bỏ đi, giờ khôi phục...

Nhưng cũng không nhiều thời gian để chơi. Tết là vụ cấy. Những người nông dân tất tả cấy trên đồng cho đến tận trưa 30, thậm chí là chiều, bởi chỉ chậm nửa ngày là lỡ nhịp sinh trưởng của cây lúa, với lại, cái tâm lý làm cho xong việc của người nông dân Việt Nam nó đậm lắm, có như thế mới chuyên tâm vào tết. Vậy nên tôi đã chứng kiến những người nông dân quê tôi khỏe mạnh vạm vỡ thế nhưng lên nhún đu chỉ được vài nhịp là hụt hơi. Họ có được tập đâu, cái gì cũng phải tập, phải có thời gian làm quen, kể cả… chơi.

Người dân tộc vùng cao hiện nay cũng đã quen với Tết Nguyên đán của người Kinh. Dù không trở thành tết trọng thì những ngày cuối năm này, họ cũng nhận được sự quan tâm của chính quyền, họ cũng tự tổ chức tết với phong tục mới, bên cạnh những tết truyền thống của họ như cơm mới chẳng hạn. Sự giao hòa văn hóa dẫn đến có thêm những phong tục sinh sôi trong cộng đồng. Tuy vậy cũng cần cảnh giác với những sự có thể vô tình hay cố ý áp đặt văn hóa một cách khiên cưỡng, khiến cho có sự tổn thương hay ngộ nhận trong quá trình tiếp nhận và ứng xử văn hóa.

Lấy ngày ông Công ông Táo làm ví dụ. Ban đầu chỉ là nhờ con cá chép hóa rồng để đưa ông Táo lên bẩm báo với Ngọc Hoàng cho nhanh, đến giờ người ta nghĩ ra đủ cách để Táo đi cho nhanh, để Táo nhà mình lên gặp Ngọc Hoàng sớm hơn Táo nhà khác, nên có nhà hóa cả máy bay, xe xịn cho Táo. Trong xấp tiền đốt tiễn Táo giờ có cả tiền USD. EURO...

Những ngày cuối năm đến là lạ. Nó cứ nửa bận rộn nửa nhàn rỗi để rồi con người lạc vào mê trận của những hoài niệm, dẫu đó là những hoài niệm buồn. Và vì thế mà cuối năm con người hay buồn, mỗi người có một cái cớ để buồn, từ anh nông dân đến chị tiểu thương cho đến nhiều lớp người khác. Nỗi buồn man mác ấy chưng cất nên một không khí tết Việt để rồi vỡ òa niềm vui khi giao thừa tới. Trịnh trọng và thiêng liêng, cái thời khắc duy nhất của năm khiến con người thành tâm nhất để mà kính cẩn trước đất trời, trước ông bà tổ tiên, trước cái tinh khôi của một năm mới sẽ mở ra từ thời khắc này. Trong khói hương thoang thoảng, những ngày cuối năm khép lại. Ngày mai là mùng một…     

Văn Công Hùng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Huế lạ và xưa

Với khoảng 25 bức ảnh chụp về Huế từ hơn 130 năm về trước, một ngày giữa tháng 3 vừa qua, nhóm Tân Đô Thành Hiếu Cổ đã phối hợp cùng không gian của Da:me coffee (đường Chu Văn An) kể chuyện về Huế xưa qua hình ảnh ngay trong lòng phố Tây, với tên gọi “Huế lạ và xưa”.

Huế lạ và xưa
Return to top