ClockChủ Nhật, 14/07/2019 08:43

Những người cô đơn

TTH - Nhưng câu chuyện hôm đó với người vừa dùng từ “trớt quớt” cũng có lắm điều buồn cười. Bạn nói, chỗ mình có người kỳ lắm.

“Trời, ổng nớ trớt quớt! Đọc mấy chuyện ổng viết trên facebook, tui gặp người quen hoài à! Thì mấy cái chuyện trên trời dưới đất ổng viết trên đó, đọc thấy quen. Tui search “cụ Gúc” cái là biết nó là của ai, ở trang mô liền! Ổng copy về, rồi viết an nhiên như là mình biết, mình nói, mình bàn vậy đó. Từ đó tui hổng ghé vô tường nhà ổng nữa…!”. Bạn nói, giọng nghe tức cười. Đó là lúc gặp lại khi bạn ghé Huế, tôi kể chuyện mình bị bạn cũ của chúng tôi trách “lâu nay ở đâu, sao mình viết cái chi trên facebook cũng không thấy bạn like, còm (comment) chi hết vậy?”.

Tôi, thú thật là đã có chút thở nhẹ vì ít ra, mình đã có đồng đội. Người trách tôi trên face hoạt động khá tích cực trên mạng xã hội. Trang của bạn toàn những vấn đề thế sự. Đọc lần thứ nhất, thứ hai rồi thứ ba, thứ tư… tôi ngại hẳn. Không phải là tránh né, nhưng những điều bạn viết, vấn đề có khi bị đẩy xa đến hàng km. Lắm khi đọc không biết thông tin có chính xác, những điều bạn viết có được chứng thực hay bạn đơn thuần là thể hiện những điều ai đó nói cho mà nghe. Những vấn đề thời sự khác, đôi khi lại được thể hiện một cách rất căng thẳng, đọc thôi cũng đã thấy… quan ngại. Tôi lại là người không thích like dạo, lấy lòng nên chọn cách đi thẳng nếu có ghé vào facebook. Thấy có status mới, biết bạn chắc vẫn ổn, thế là đủ.

Nhưng câu chuyện hôm đó với người vừa dùng từ “trớt quớt” cũng có lắm điều buồn cười. Bạn nói, chỗ mình có người kỳ lắm. Ổng viết status ở tài khoản này và lấy tài khoản facebook kia tự like, rồi tự còm luôn. Ai không biết thì thôi, chứ biết thì cười sặc. Tỷ như quăng vài câu bàn luận lên, rồi tài khoản kia sẽ vào khen hay nức nở, sâu sắc nức nở, như kiểu vỗ đùi đánh đét một phát. Miết rồi trang facebook đó chỉ có ổng với ổng. Người ta chán cũng không muốn cả like dạo.

Tôi bảo, cũng nhận ra vài trường hợp này, nhưng cả hai nick ấy đều mang tên họ (chỉ đổi trật tự từ), gương mặt đại diện và cơ bản là đều cùng hoạt động như nhau với tư cách một cá nhân. Đương nhiên là kết bạn với nhau nữa. Nếu để ý, sẽ thấy cũng chỉ có nick này like và còm nick kia. “Không phải vài mô nghe. Thế giới mạng đầy rẫy kiểu đó. Chỉ là có cái mình biết và nhận ra, có cái mình không biết thôi” – bạn tôi rành rẽ - Nên chốn đó chỉ để chia sẻ những điều đơn giản, vui vẻ thôi và phải biết cách gạn lọc thông tin.

Có thể, những người có đến vài tài khoản mạng xã hội muốn bày tỏ/chứng tỏ mình nhưng lại quá ít bạn bè và không tìm ra những người đồng điệu. Cũng có thể những vấn đề mà họ đưa lên mạng xã hội không đủ độ xác tín, hoặc là có những độ trễ nào đó… nhưng chắc chắn, họ là những người rất cô đơn. Tôi nghĩ về những trường hợp tự like, tự còm và có thể, cũng là cách họ tự trấn an mình.

Thế giới ảo, nhưng dấu vết để lại vẫn là một cách để nhận diện những ai đó, như thế nào đó mà.

YÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xúc động câu chuyện của người con xứ Huế được gặp Bác Hồ

Những ngày bước sang thu, trời Huế bớt oi nóng và dịu nhiệt hơn. Chúng tôi những người làm việc ở bảo tàng mang tên Bác tại Huế, trong chuyến thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế” tại huyện Phú Lộc, may mắn gặp được bác Lê Đình Thông - người đã từng gặp Bác Hồ. Bác Lê Đình Thông, hiện đang sống ở thị trấn Phú Lộc. Năm nay, bác đã gần chín mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, lanh lợi và rất minh mẫn.

Xúc động câu chuyện của người con xứ Huế được gặp Bác Hồ
Như câu chuyện cổ tích giữa đời thường

Là cơ duyên khi có một xóm người Mường nơi chân núi Bạch Mã. Và cũng như sự sắp đặt, ở đó những người Mường nghèo khó kia nhận được nhiều sự giúp đỡ để hòa nhập, trong đó có cô nhân viên thư viện Nguyễn Thị Hồng Phúc.

Như câu chuyện cổ tích giữa đời thường
Hóa thạch & câu chuyện về sự sống

Lần đầu tiên, một triển lãm về nguồn gốc sự sống được giới thiệu đến công chúng ở Huế với hàng ngàn mẫu vật hóa thạch có niên đại cách đây mấy trăm triệu năm đến vài tỷ năm, mang đến cho người xem sự ngạc nhiên đầy thích thú.

Hóa thạch  câu chuyện về sự sống
Khi các con được lắng nghe

Trong hơn 25 năm đi dạy và suốt một thời gian dài làm công tác tư vấn học sinh, tôi đã lắng nghe rất nhiều câu chuyện từ các em học sinh.

Khi các con được lắng nghe
Return to top