ClockThứ Sáu, 11/10/2019 13:32

Những người ở lại

TTH - 24% là tỷ lệ nghỉ việc trong năm 2019 – số liệu này được công bố bởi Công ty cổ phần Anphabe (TP. Hồ Chí Minh) tại khu vực doanh nghiệp. Cũng theo công ty này, tỷ lệ này đã tăng đến 200% và là tỷ lệ cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Hợp tác cung ứng nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp

Những rủi ro về nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng mà Anphabe khảo sát dựa trên dữ liệu của 647 công ty hàng đầu cho thấy, 95% nhân tài mục tiêu là mức trung bình mà một công ty sẽ bị thất thoát trước khi họ gia nhập tổ chức. Nhưng rủi ro ở góc độ này lại tiếp tục phát sinh sau khi các công ty gia nhập tổ chức, với tỷ lệ thất thoát là 51%. Gấp đôi là số tiền mà các công ty phải bỏ ra để đào tạo nhân viên mới so với chi phí để giữ chân nhân viên cũ.

49% còn lại, được xem là lực lượng nòng cốt - bao gồm những người có trách nhiệm và trung thành - có thể sẽ cùng nhau nỗ lực vì mục đích chung. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là con số nằm ở ngưỡng an toàn. Theo con số có được qua khảo sát của Anphabe, nguy cơ thất thoát vẫn tiếp tục. Đó là khi 65% nhân viên lương từ 80 triệu đồng/tháng trở lên trả lời rằng, họ luôn được các đơn vị tuyển dụng liên lạc trung bình 3 lần/năm. 1/3 trong số này thừa nhận số lần mà họ được liên lạc là 10 lần/năm.

Môi trường làm việc, sự gắn kết với đội ngũ và trong đội ngũ cùng những chế độ đãi ngộ tương xứng là điều mà các doanh nghiệp cần luôn đặt ra để giữ chân nguồn nhân lực cao. Sự cân bằng cũng là một khái niệm vừa văn hóa, vừa nhân văn để người lao động nhận thấy rằng, họ được quan tâm, được làm việc trong môi trường có chất lượng, chứ không phải là vắt kiệt cả về trí lực và thể chất. Đây vừa là một cách đặt vấn đề, vừa là chỉ dẫn của Anphabe đối với các doanh nghiệp thông qua khảo sát.

Nhưng đó chưa phải đã hết thách thức. Trong toàn cảnh phân bổ nguồn nhân lực được cung cấp, Anphabe cũng đưa ra tỷ lệ 19,4% lao động nỗ lực thấp và chấp nhận ra đi, trong khi 28,7% lao động

nỗ lực thấp nhưng vẫn ở lại. Đây cũng chính là gánh nặng, cũng có thể được xem là rủi ro từ nguồn nhân lực thiếu nỗ lực, thậm chí là mất động lực, tạo ra nhiều thách thức nội bộ cho cả văn hóa và hiệu suất của doanh nghiệp. “Zombie” công sở - từ chỉ những nhân viên làm việc cầm chừng, dưới khả năng, thiếu gắn kết – đã được gọi tên ở diễn đàn này, như một cách chỉ về sức ỳ mà các doanh nghiệp đang phải chịu đựng.

Nhưng dẫu sao thì bằng cơ chế hoạt động của mình, các doanh nghiệp vẫn có những cách thức linh hoạt hơn để hạn chế “zombie” công sở. Tích cực nhất là việc tạo sức ép và tạo động lực trong sự nhân văn, chân thành và minh bạch để mọi người buộc phải tích cực, trước khi là nỗ lực để đóng góp và được tưởng thưởng đúng với năng lực, hiệu suất làm việc. Có lẽ, đó là cách tốt nhất để chẩn trị căn bệnh thụ động, ỷ lại kiểu cơm vua ngày trời.

Khảo sát của Anphabe mới chỉ ở khu vực doanh nghiệp, với khoảng 70.000 người tham gia. Nếu có một cuộc khảo sát ở khu vực hành chính, tôi tin, tỷ lệ nỗ lực thấp nhưng vẫn ở lại có thể sẽ là con số nhiều hơn 28,7% đã đề cập ở trên. Tinh giản biên chế, cải cách hành chính, xây dựng văn hóa công sở… đã được thúc đẩy rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng. Bên cạnh những ràng buộc về mặt thể chế với các quy trình, quy phạm… còn là những ràng buộc khác về mặt tình nghĩa mà dù không thích, chúng ta vẫn còn vướng bận.

Điều đáng tiếc là “zombie” công sở, ngoài việc tạo sức ỳ cho bộ máy, lại thường thuộc về nhóm dễ gây tổn thương cho tập thể thông qua ứng xử; thông qua những câu chuyện nhiễu sự, dòm ngó, xét nét, đố kỵ, ganh tỵ… Họ đôi khi là những căn nguyên dẫn đến sự tìm kiếm môi trường làm việc khác, lành sạch hơn của những nhân viên có chất lượng. Chí ít, những “zombie” ấy cũng tác động đến tính tích cực, năng động ở những người hăng hái. Buồn ở chỗ, thay vì nên/phải rời đi, họ lại là những người ở lại.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thuê máy photocopy Long An: Chất lượng và tiết kiệm

Tiết kiệm chi phí luôn là yếu tố được đề cao trong hoạt động tiêu dùng. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi dịch vụ thuê máy photocopy dần trở thành xu hướng mới. Nắm bắt điều này, dịch vụ thuê máy photocopy Long An phát triển, vừa giải quyết “bài toán” về tài chính vừa mang đến sự đa dạng trong lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Thuê máy photocopy Long An Chất lượng và tiết kiệm
Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn
Trao chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao cho gần 530 doanh nghiệp

Với chủ đề “Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao trước chặng đường phát triển mới”, tối 14/3, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức Lễ công bố, trao chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn cho 529 doanh nghiệp.

Trao chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao cho gần 530 doanh nghiệp
Return to top