ClockThứ Sáu, 01/10/2010 05:00

Những người thợ Huế góp sức mừng đại lễ

TTH - Thời điểm này, Thủ đô Hà Nội long trọng đón nhận nhiều  món quà từ mọi miền đất nước mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Những người thợ tài hoa ở Huế cũng đang dốc hết tài nghề, làm nên những tặng phẩm đặc biệt, trong đó có chiếc chiêng gò bằng tay và chiếc trống kích thước lớn.

50 năm chờ một ngày này

Vừa hoàn thành chiếc chiêng gò bằng tay có đường kính 1,5m, người thợ cao niên Nguyễn Văn Thùy thở phào nhẹ nhõm. Ông như trút được gánh nặng trên vai sau gần 30 ngày căng thẳng. Tay mân mê chiếc chiêng, ông kể: “50 năm làm nghề, chưa khi mô làm sản phẩm để đời ưng ý như ri. Tui mang hết bí quyết cha ông truyền lại để hoàn thành chiếc chiêng. Nó mang theo tâm tư, tình cảm của gia đình tui mừng Đại lễ dân tộc”.
 
Chiếc chiêng độc đáo nói trên được ông Thùy và 5 thợ lành nghề là con cháu trong gia đình thực hiện theo đặt hàng của Hiệâp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội. Chiêng nặng 50 kg, được làm từ nguyên liệu đồng tấm. Thành chiêng dày 21 cm, hai bên chạm hình rồng vờn mây; phía trên là Quốc huy, phía dưới là hình ảnh Quốc tử giám. Mặt trước chiêng có dòng chữ: Đại khí dấu ấn tâm linh 1.000 năm thăng Long – Hà Nội. Làm chiêng loại này tốn nhiều công, riêng khâu vô lửa phải tiến hành 10 lần; chạm khắc mất hai tuần. “Chỉ riêng việc lên ụ và thẩm âm kéo dài 10 ngày. Đây là công đoạn khó nhất, ngay cả con trai tôi lành nghề vẫn chưa đạt chuẩn thẩm âm. Lĩnh vực này thuộc về năng khiếu mỗi người, không ai dạy cho mà phải tự học lấy. Tay búa nặng nhẹ, chỉnh âm trầm, thanh thể hiện trình độ người thợ. Nếu chiêng không lên tiếng hay thì coi như sản phẩm này bỏ đi”, ông Thùy kể.
 

Ông Thuỳ bên chiếc chiêng gò bằng tay.

Anh Bùi Văn Phú, thành viên Ban chấp hành Hiệp hội làng nghề Đúc TP Huế nhận xét: “Sản phẩm độc đáo này được gò bằng tay chứ không phải đúc khuôn như thông thường. Đáng quý hơn, nó được đôi tay một trong những người thợ gò hiếm hoi ở Huế thực hiện. Chiêng khổng lồ này có tiếng ngân trong 10 giây, tuổi thọ chiêng kéo dài 70-80 năm. Tôi tìm trên mạng thì đây là chiếc chiêng gò bằng tay lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này. Đó cũng là niềm tự hào cho làng nghề xứ Huế”.
 
Trống Trường Sơn cao 2,8m
 
Một đôi trống cao 2,8m, đường kính 2,2m do cơ sở trống Trường Sơn tại Huế thực hiện theo đơn đặt hàng cũng là sản phẩm cung tiếng mừng Đại lễ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Theo anh Phạm Chí Lương, người trực tiếp làm trống, gia đình anh khá nổi tiếng trong làng nghề trống nên mới được khách hàng tin cậy tìm đến. Trước khi nhận làm đôi trống khổng lồ này, cha anh, ông Phạm Chí Thảo đã làm một chiếc trống 2,6m, đường kính 2,0m mừng Đại lễ 990 năm Thăng Long, Hà Nôi. Chiếc trống này hiện đặt tại Quốc tử giám.
 
Mỗi chiếc trống cần 60 dăm trống và hai tấm da trâu kích thước lớn. Nguyên vật liệu để làm ra sản phẩm tương xứng cực kỳ khó khăn. “Tôi phải đi nhiều tỉnh thành mới tìm được những cây mít cổ thụ. Sau đó còn ra Hải Phòng tìm da trâu loại 5, 6 năm tuổi, đen bóng và dày. Đây là hai loại vật liệu đặc biệt để làm nên chiếc trống hoàn mỹ và có tiếng vang xa nên tôi phải lựa chọn rất kỹ”, anh Lương nói.
 
Được sự tư vấn, hướng dẫn của người cha tại quê nhà, anh Lương cùng 10 thợ khác đang khẩn trương hoàn thành những công đoạn ghép dăm cuối cùng trước khi tiến hành căng da. Một người thợ tham gia làm trống phục vụ đại lễ bật mí: “Khó nhất là phần căng da, phải đạp cho giãn da, rồi còn bào dày mỏng để lên tiếng cho vang. Với loại trống này, đánh một tiếng cả thành phố mình đều nghe được”.
 
Anh Lương tâm sự: “Nghề làm trống ở gia đình tôi duy trì đến đời thứ ba. Một chiếc trống hiện đã bàn giao cho khách hàng chuyển đi Hà Nội. Tôi rất vinh dự khi tự tay làm chiếc trống lớn như thế này. Hy vọng nó sẽ ngân vang cũng với những âm thanh vui chào mừng đại lễ”.
 
L.Tuệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc

Chương trình sáng tác “Hành trình ký họa nét đẹp Phú Lộc 2024” sau 5 ngày diễn ra đã khép lại cùng hơn 200 tác phẩm ký hoạ với nhiều bút pháp, nội dung phong phú về mảnh đất và con người Phú Lộc.

Hơn 200 tác phẩm ký họa về cảnh đẹp Phú Lộc
Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn

TIN MỚI

Return to top