ClockThứ Sáu, 02/02/2018 14:48

Những sứ giả của văn hóa Huế

TTH - Không tính 2 trung tâm văn hóa lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, “gia tài” lực lượng văn nghệ sĩ mà Thừa Thiên Huế đang có ở 8 hội chuyên ngành là xấp xỉ 700 hội viên. Con số này khó có địa phương nào sánh được.

Tôn vinh văn nghệ sĩNghệ thuật Huế trước thử thách của cuộc sống và khát vọng sáng tạo“Giữ lửa” cho tình yêu nghệ thuậtPhút trải lòng của nghệ sĩ tuồngTriển lãm nghệ thuật... cá vàng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung chúc mừng các văn nghệ sĩ đạt giải thưởng trong nước và quốc tế

Tạp chí Sông Hương – diễn đàn của Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tiếp tục khẳng định giá trị. Từ năm 2012, các trường đại học lớn trên thế giới, như Đại học Harvard, Đại học Washington (Mỹ)… đặt mua trọn bộ tạp chí để phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa - VHNT Huế và Việt Nam của sinh viên và công chúng quốc tế. Rất hiếm tạp chí trong nước có mặt tại thư viện ở trường đại học lớn trên thế giới như Sông Hương. Ngoài ra, các hoạt động bổ trợ của tạp chí như chương trình Phát triển Không gian Văn hóa đã thật sự tạo nên các buổi sinh hoạt văn hóa của một vùng đất văn hóa. Từ đây, đã có các cuộc giao lưu đầy hứng khởi với các nhà văn, nhà thơ đến từ trong nước, từ các quốc gia Mỹ, Nga, Pháp, Nhật; qua đó, xác lập vị trí trung tâm thu hút giới văn nghệ sĩ của vùng đất văn hóa Huế…

Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế có nhiều tên tuổi lớn trên văn đàn cả nước đang sinh hoạt. Họ xuất bản nhiều tác phẩm mới có giá trị. Lực lượng viết trẻ đã tiếp tục vun đắp các giá trị văn học, xác định vị trí uy tín trên văn đàn. Nhiều tác phẩm của họ được các giải thưởng lớn trong nước, như Giải thưởng Nhà nước, của Ủy ban Toàn quốc VHNT, của Hội Nhà văn Việt Nam, có một số tác giả được các tổ chức quốc tế trao giải…

Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế có nhiều tác phẩm có giá trị đạt các giải cao trong các cuộc thi trong và ngoài nước. Nhiều tác phẩm không chỉ được xướng danh ở các cuộc trưng bày tại liên hoan nhiếp ảnh khu vực Bắc miền Trung, các địa phương trong nước; mà còn được xướng tên tại các giải thưởng lớn của thế giới ở Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Croatia… Có nhà nhiếp ảnh Huế tham dự triển lãm ảnh ở 52 quốc gia, tự thân đưa các hình ảnh đất nước con người xứ Huế đi muôn phương giới thiệu cho người xem trên toàn thế giới.

Hội Mỹ thuật với lực lượng hùng hậu, trên 100 họa sĩ, thật sự đã nối tiếp được truyền thống mỹ thuật Huế. Nhiều bức tranh đã được các nhà sưu tập trong và ngoài nước sưu tập. Nhiều tác phẩm được đưa vào Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, được Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng… đặt mua. Nhiều họa sĩ cũng đã nhận các giải thưởng quốc tế. Trường đại học Mahasarakham -Thái Lan, năm 2016 đã trao giải thưởng cho ba họa sĩ Huế…

Nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ viết về xứ Huế thuộc Hội Âm nhạc Huế được lưu truyền trong cả nước. Các nhà nghiên cứu thuộc Hội Văn nghệ dân gian đã có nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc về quê hương Thừa Thiên Huế được xuất bản. Mới đây nhất, UBND tỉnh đồng ý tài trợ xuất bản bộ sách về nghiên cứu làng xã xứ Huế. Nhiều kiến trúc sư thuộc Hội Kiến trúc ngoài đóng góp chuyên môn cho các công trình xây dựng ở Thừa Thiên Huế còn đạt nhiều giải thưởng quốc tế về kiến trúc…

Các nghệ sĩ diễn viên, ca sĩ ở Hội Sân khấu, Múa, Âm nhạc đã có nhiều đóng góp cho nền VHNT. Họ có hàng trăm cuộc lưu diễn trong và ngoài nước, mang những giá trị đặc sắc của VHNT Huế đi ra với thế giới. Nhiều vở tuồng, ca kịch… được các giải cao trong các cuộc liên hoan nghệ thuật. Nhiều nghệ sĩ đã được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Ưu tú… Gần đây, họ đã đảm nhận tốt các chương trình nghệ thuật ở Festival Huế 2016…

Các văn nghệ sĩ Huế thật sự là những sứ giả văn hóa của Huế. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Liên hiệp Các Hội VHNT, chúng ta thấy họ không chỉ đồng hành cùng chính quyền cách mạng những ngày đầu đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhiều người đã hy sinh trên các mặt trận đấu tranh khác nhau trong phong trào đô thị Huế hay ở chiến khu; mà còn hết lòng tham gia xây dựng quê hương đất nước trong thời kỳ mới, với bầu nhiệt huyết sâu sắc.

Thúc đẩy nền văn hóa phát triển, xưa triều Nguyễn từng cho khắc in Kiều (bản Kinh), khi đại thi hào Nguyễn Du mất, vua Minh Mạng cấp thửa đất tốt cùng ngân phí để an táng ở Hương Long (Huế)… Các thế hệ lãnh đạo cũng đã rất quan tâm. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh khi hoạt động ở Huế hết sức gần gũi anh em văn nghệ sĩ, có khi còn tham gia lên sân khấu đọc thơ và hát trong các chương trình văn nghệ. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều quan tâm dành cho giới văn nghệ sĩ. Các đồng chí lãnh đạo kịp thời động viên các văn nghệ sĩ ở những sự kiện liên quan đến VHNT, tôn vinh văn nghệ sĩ, việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động của văn nghệ sĩ cũng được quan tâm hơn.

Để thúc đẩy sự phát triển VHNT Thừa Thiên Huế mạnh mẽ hơn, cần có đầu tư tương xứng để giới văn nghệ sĩ đẩy mạnh các hoạt động: tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa - VHNT, tổ chức sáng tác và quảng bá tác phẩm, tổ chức các buổi biểu diễn chuyên nghiệp, đào tạo trẻ… Giới văn nghệ sĩ mơ ước có phòng triển lãm, có Bảo tàng Mỹ thuật và xa hơn là Bảo tàng VHNT Thừa Thiên Huế để lưu giữ và trưng bày giới thiệu các giá trị của dòng chảy 700 năm VHNT Thừa Thiên Huế. Không thể là việc ngày một ngày hai, song thiết nghĩ cần xác lập một lộ trình đầu tư dài hạn cho các hạng mục thiết chế văn hóa hết sức cần thiết này. Đầu tư cho các công trình này, cũng là đầu tư cho sự phát triển văn hóa, du lịch của Thừa Thiên Huế trong tương lai.

Năm 2017, về lĩnh vực kiến trúc, KTS Nguyễn Xuân Minh được vinh danh là 1 trong 100 kiến trúc sư tiêu biểu thế giới 2017, và là 1 trong 21 kiến trúc sư xanh đương đại Việt Nam. Về lĩnh vực nhiếp ảnh: NSNA Trương Vững (Huy chương Đồng quốc tế VN 2017 & Giải A xuất sắc của Hội NSNA Việt Nam); NSNA Ngô Thanh Minh (Huy chương vàng FIAP tại Thổ Nhĩ Kỳ); NSNA Nguyễn Hữu Hài (Huy chương đồng ISF và Huy chương đồng GPU)…

Bài: THANH NGỌC - Ảnh: NGUYỆT TÚ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV

Tại giải Vô địch Cung thủ xuất sắc Quốc gia năm 2024 được tổ chức ở sân nhà, bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV. Mục tiêu này được kỳ vọng vào cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi.

Bắn cung Huế đặt mục tiêu giành 1 HCV
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Huế yên bình

Nhiều du khách chọn Huế là địa điểm du lịch lý tưởng khi muốn tìm kiếm một chút chữa lành nào đó. Cảnh đẹp nên thơ, với vô vàn địa điểm hấp dẫn của vùng đất Cố đô sẽ giúp du khách tìm thấy sự yên bình thật sự.

Huế yên bình
Return to top