Thế giới

Những sự kiện nổi bật có thể định hình lại châu Á trong năm 2023

ClockThứ Hai, 09/01/2023 14:56
TTH.VN - Trong năm 2023, châu Á sẽ đón nhận những cơ hội và cả những thách thức mới khi đang phục hồi từ sau đại dịch COVID-19. Dưới đây là những sự kiện nổi bật được liệt kê theo thứ tự thời gian, được xem là sẽ góp phần định hình lại khu vực này trong năm 2023:

Năm 2023: ASEAN sẽ vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giớiĐầu tư bất động sản châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 dự kiến giảm đến 10%ADB nâng dự báo tăng trưởng ASEAN năm 2022, cắt giảm dự báo năm 2023

THÁNG 1

* Indonesia giữ cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2023

Từ ngày 1/1, Indonesia đã chính thức bắt đầu đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, với kỳ vọng sẽ lèo lái ASEAN vượt qua mọi thách thức để tiến về phía trước.

* Trung Quốc mở cửa lại biên giới

Trung Quốc chính thức mở lại biên giới cho khách du lịch quốc tế từ ngày 8/1, sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt để ngăn chặn COVID-19. Nhiều quốc gia đang thận trọng chào đón sự trở lại của du khách Trung Quốc, trong đó các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Italy… đã công bố yêu cầu xét nghiệm COVID-19 bắt buộc đối với du khách Trung Quốc trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm virus corona tiếp tục lan rộng ở nước này khi các hạn chế đã được nới lỏng.

Trung Quốc mở cửa lại biên giới từ ngày 8/1, sau thời gian dài đóng cửa vì đại dịch COVID-19. Ảnh: VCG

* Thủ tướng Nhật Bản thăm Washington

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến thăm Washington từ ngày 13/1 để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm thảo luận về kế hoạch xây dựng quốc phòng của Tokyo và những nỗ lực củng cố liên minh song phương.

THÁNG 3

* Trung Quốc tổ chức Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cải tổ bộ máy lãnh đạo hồi tháng 10, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc sẽ được tổ chức nhằm bổ nhiệm các chức vụ hàng đầu trong chính phủ. Theo quy ước trước đây, ứng cử viên số 2 Lí Cường và ứng cử viên số 6 Đinh Tiết Cường có khả năng sẽ lần lượt trở thành Thủ tướng và Phó Thủ tướng điều hành. Tuy nhiên, tiêu điểm sẽ tập trung vào các vấn đề trong danh mục đầu tư kinh tế và đối ngoại, khi Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ còn dành ưu tiên cho việc quản lý rủi ro.

THÁNG 4

* Bầu cử địa phương tại Nhật Bản

Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương cho các vị trí thống đốc, thị trưởng và cơ quan lập pháp. Đây được xem là “phép thử” đầu tiên về sự tín nhiệm dành cho Thủ tướng Fumio Kishida trước cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2025. Nếu Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền mà ông Kishida lãnh đạo không dành được sự ủng hộ, điều đó có thể gây áp lực buộc ông phải từ chức.

* Nhật Bản có Thống đốc Ngân hàng mới

Sau 10 năm thực hiện chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng, Ngân hàng Nhật Bản dự kiến sẽ có thống đốc mới với những quyết sách mới. Sự thay đổi này diễn ra khi Nhật Bản phải vật lộn với đồng yên suy yếu, lạm phát gia tăng, nợ chính phủ cao ngất ngưởng... Thống đốc mới được kì vọng sẽ tìm cách điều chỉnh để chính sách tiền tệ bền vững hơn trên cơ sở dài hạn.

THÁNG 5

* 7 tháng 5: Kết thúc tổng tuyển cử ở Thái Lan

Cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Thái Lan đã bắt đầu từ trước khi kết thúc năm 2022. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã rời khỏi Đảng Palang Pracharath cầm quyền và tuyên bố ý định tại vị cho đến năm 2025. Cuộc bầu cử dự kiến diễn ra ngày 7/5 tới sẽ phụ thuộc vào việc bên nào có thể giành được đa số ủng hộ.

* Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima

Nhật Bản sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 từ ngày 19 - 21/5 tại Hiroshima, nơi xảy ra vụ đánh bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II và là thành phố quê hương của Thủ tướng Fumio Kishida. Chính phủ Nhật Bản hy vọng các nhà lãnh đạo G7 sẽ thể hiện cam kết mạnh mẽ rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 19 – 21/5 tại Hiroshima, Nhật Bản. Ảnh: oreanda.ru/Vietnam+

* Indonesia đăng cai FIFA U20 World Cup

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á Indonesia sẽ lần đầu tiên đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới dành cho lứa tuổi dưới 20 (FIFA U20 World Cup), diễn ra từ ngày 20/5 – 11/6 tại nhiều thành phố trên cả nước. Tổng thống Indonesia Joko Widodo và người đứng đầu FIFA Gianni Infantino xác nhận giải đấu sẽ được tổ chức tại nước này bất chấp thảm kịch giẫm đạp ở sân vận động khiến hơn 130 người thiệt mạng hồi năm ngoái.

THÁNG 6

* Đối thoại Shangri-La

Các nhà lãnh đạo và Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ, các nước châu Âu và châu Á sẽ tập trung tại Singapore từ ngày 2 – 4/6 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh thường niên kéo dài ba ngày được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) - một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Vương quốc Anh.

* Tổng tuyển cử Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức đồng thời các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội chậm nhất vào ngày 18/6. Hiện số phiếu của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và liên minh cầm quyền của ông đang bị dẫn trước bởi phe đối lập trong tất cả các cuộc thăm dò chính, khiến cuộc bầu cử sắp tới trở thành thách thức nghiêm trọng nhất trong 2 thập kỷ cầm quyền của ông.

THÁNG 7

* Tổng tuyển cử Campuchia

Người dân Campuchia sẽ bỏ phiếu cho cuộc bầu cử quốc gia vào ngày 23/7. Sự chú ý trong chiến dịch tranh cử có thể đổ dồn vào ông Hun Manet - con trai cả của Thủ tướng Hun Sen.

* Australia, New Zealand đồng tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 

Australia và New Zealand sẽ đồng đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 - FIFA Women World Cup 2023, diễn ra từ ngày 20/7 – 20/8. Giải đấu này sẽ có số trận đấu kỷ lục 64 trận, diễn ra trên 10 sân vận động, với số đội tham gia lớn nhất từ trước đến nay là 32 đội (thay vì 24 đội ở các giải trước), bao gồm các đội bóng đến từ Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc.

Đội tuyển Việt Nam sẽ góp mặt tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023. Ảnh: Soccerwire.com 

THÁNG 8

* Myanmar tổng tuyển cử

Myanmar sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 8 như đã tuyên bố. 

THÁNG 9

* Ấn Độ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20

Ấn Độ - nước tiếp quản chức chủ tịch G20 từ Indonesia vào ngày 1/12 năm ngoái, sẽ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên của các nguyên thủ quốc gia trong nhóm G20 trong hai ngày 9/9 - 10/9 tại New Delhi. Với tư cách là chủ tịch G20, Ấn Độ đang đi đầu trong các chính sách ngoại giao quốc tế trong bối cảnh xung đột Ukraine và lạm phát toàn cầu gây ra tình trạng khó khăn kinh tế trên khắp các thị trường mới nổi.

* Trung Quốc đăng cai Đại hội thể thao châu Á

Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 19 sẽ diễn ra tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc sau khi bị hoãn một năm do đại dịch COVID-19. Đây là lần thứ 3 nước này đăng cai thế vận hội thể thao khu vực, sau các kỳ ở Bắc Kinh năm 1990 và Quảng Châu năm 2010.

THÁNG 10

* Tổng tuyển cử Pakistan

Pakistan dự kiến sẽ tổ chức bầu cử vào tháng 10 - nếu cựu Thủ tướng Imran Khan không thể tổ chức bầu cử sớm hơn. Cựu Thủ tướng Khan đã tìm cách tổ chức các cuộc thăm dò nhanh kể từ khi ông phải từ chức do một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tháng 4/2022. Các cuộc bầu cử nhỏ đã cho thấy ông và đảng của mình vẫn nhận được sự ủng hộ đáng kể của công chúng. Chính phủ của Thủ tướng đương nhiệm Shehbaz Sharif muốn hoãn cuộc bầu cử cho đến thời điểm muộn nhất có thể để cố gắng xoa dịu cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của đất nước.

THÁNG 11

* Mỹ tổ chức Hội nghị cấp cao APEC

Cuộc họp các nhà lãnh đạo Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm nay sẽ được tổ chức tại San Francisco, “cửa ngõ vào Thái Bình Dương” lâu đời của Mỹ và là trung tâm đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu Á vào Thung lũng Silicon. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết việc Mỹ đăng cai Hội nghị APEC năm nay sẽ “thể hiện cam kết kinh tế lâu dài của đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha chuyển giao vai trò chủ nhà APEC năm 2023 cho Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: Reuters/Vietnam+

* Hội nghị khí hậu COP28 tại Dubai

Hội nghị thường niên về biến đổi khí hậu của LHQ sẽ diễn ra từ ngày 30/11 – 12/12 tại thành phố Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Nhiệm vụ của COP28 với sự tham dự của khoảng 200 quốc gia là nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán về giải quyết khủng hoảng khí hậu, từ việc cắt giảm lượng khí thải carbon đến các khoản tài trợ cho việc thích ứng và hậu quả của biến đổi khí hậu trong các cộng đồng dễ bị tổn thương. Thành công của hội nghị sẽ phụ thuộc một phần vào việc UAE – nước xuất khẩu dầu khí lớn trên thế giới, sẽ điều hướng các cuộc đàm phán như thế nào với tư cách là chủ nhà.

THÁNG 12

* Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Nhật Bản

Nhật Bản có kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt với các nước thành viên ASEAN tại Tokyo để kỷ niệm 50 năm hợp tác, với hy vọng sẽ tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị với khu vực này.

Tố Quyên (Lược dịch từ Nikkei Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Return to top