ClockThứ Sáu, 07/10/2022 07:45

Những tấm lòng vì người nghèo

TTH - Xây dựng “Quỹ vì người nghèo” gắn với Phong trào “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” luôn là điểm tựa vững chãi giúp những hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Tấm lòng người lính biên phòngNgười mẹ thiên sứ

Công ty CP Dệt may Huế ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” năm 2021

Hơn 660 triệu đồng là số tiền vận động được tại Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh tổ chức cuối năm 2021. Nếu so với các năm trước, số tiền vận động được tuy không bằng, nhưng đã thể hiện được sự chung tay sẻ chia của cộng đồng trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Là một trong những “gương mặt thân quen” thường xuyên đồng hành với “Quỹ vì người nghèo”, Công ty CP Dệt may Huế đã trích 30 triệu đồng từ Quỹ từ thiện của đơn vị với sự đóng góp của tập thể cán bộ, người lao động để ủng hộ.

Ông Nguyễn Tiến Hậu, Giám đốc điều hành Công ty CP Dệt may Huế chia sẻ, thời điểm năm 2021, tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Tuy nhiên, với trách nhiệm của một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, công ty luôn sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn thông qua nhiều hoạt động an sinh xã hội, trong đó có việc ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.

Với tinh thần đó, đơn vị tiếp tục đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh nhà trong thời gian tới. Riêng đợt phát động ủng hộ năm nay, Công ty CP Dệt may Huế dự kiến quyên góp 50 triệu đồng cho “Quỹ vì người nghèo” của Ủy ban MTTQVN tỉnh.

Những tấm lòng vì người nghèo

 

Tại Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2021, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Nguyễn Nam Tiến tha thiết kêu gọi các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia đóng góp vào “Quỹ vì người nghèo” nhằm chung tay, giúp đỡ người nghèo trong tỉnh vươn lên ổn định cuộc sống trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp. Trên tinh thần đó, Mặt trận các cấp đồng loạt tổ chức nhiều đợt quyên góp, ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” và nhận  được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Tính từ tháng 9/2021 - 8/2022, “Quỹ vì người nghèo” 3 cấp kêu gọi được hơn 8,7 tỷ đồng và đã sử dụng để giúp người nghèo trong việc xóa nhà tạm, xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ vốn sản xuất, khám, chữa bệnh, hỗ trợ học tập... với tổng số tiền 11,713 tỷ đồng (trong đó có dư đầu kỳ gần 16,5 tỷ đồng). Các hoạt động nổi bật phải kể đến như: Hỗ trợ sữa chữa, xây dựng 13 công trình dân sinh (420 triệu đồng) và 275 ngôi nhà (hơn 5,5 tỷ đồng); hỗ trợ vốn sản xuất cho 83 hộ nghèo (255 triệu đồng); tặng quà tết, hỗ trợ khó khăn đột xuất cho 10.327 hộ nghèo (hơn 4 tỷ đồng)...

Đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh và Ban vận động “Quỹ vì người nghèo” tỉnh cho biết, thời gian qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh, song, với tinh thần “tương thân, tương ái”, “Quỹ vì người nghèo” đã nhận được nhiều sự quyên góp và ủng hộ. Từ đó tạo nền móng vững chắc giúp những hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, chung sức cùng toàn tỉnh thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những thành quả đạt được, công tác tuyên truyền, vận động, chung tay chăm lo cho người nghèo và ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” ở một số địa phương thực hiện chưa thường xuyên, tập trung chủ yếu vào các đợt cao điểm, hình thức triển khai vận động chưa phong phú, do đó hạn chế đến kết quả vận động. Một bộ phận người nghèo vẫn chưa nhận thức đầy đủ, chưa có ý thức vượt khó vươn lên thoát nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và sự chăm lo của cộng đồng, muốn được công nhận hộ nghèo để thụ hưởng các chính sách ưu đãi.

Thời gian tới, để “Quỹ vì người nghèo” tiếp tục thu hút được sự chung tay giúp đỡ của các tầng lớn nhân dân, Mặt trận - Ban vận động các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ủng hộ quỹ và công tác an sinh xã hội, tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo ổn định cuộc sống.

Để phát huy hiệu quả nguồn quỹ, việc sử dụng kinh phí hỗ trợ cũng được nghiên cứu để phân bố hợp lý, ưu tiên các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung tạo điều kiện thúc đẩy cho hộ nghèo, xã nghèo tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Để làm được điều đó, Mặt trận, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác phối hợp. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của mỗi đơn vị trong phối hợp giám sát, thực hiện rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, các hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công, thực hiện tốt việc phân công theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo nhằm thực hiện tốt chương trình thoát nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm tựa cho phát triển các vùng kinh tế

Việc tăng cường hợp tác, liên kết địa phương, liên kết vùng trong triển khai hoạt động khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết những vấn đề khoa học-công nghệ quy mô lớn, liên ngành, liên vùng, tạo sản phẩm theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng lớn, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội.

Điểm tựa cho phát triển các vùng kinh tế
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa - Kỳ 2: Điểm tựa nơi đầu sóng

Đồng hành, hỗ trợ ngư dân đi qua những tai ương, hiểm nguy, xây dựng niềm tin yêu, cán bộ chiến sĩ (CBCS) hải quân là điểm tựa vững chắc, để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế; chung tay làm “cột mốc sống” giữ gìn biển đảo Trường Sa, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Thiêng liêng tiếng gọi Trường Sa - Kỳ 2 Điểm tựa nơi đầu sóng
Return to top