Những thầy thuốc tận tâm với bệnh nhân HIV
TTH - Các y, bác sĩ ở Phòng khám điều trị HIV/AIDS và Nghiện chất (Phòng Điều trị) của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS (TTPC HIV/AIDS) tỉnh luôn thể hiện tình thương, trách nhiệm giúp bệnh nhân vượt qua căn bệnh thế kỷ.
Chia sẻ khó khăn
Thăm Phòng Điều trị vào một ngày cuối tuần, tôi gặp hai thanh niên mặt mày như “nghênh chiến”, chân tay xăm hình chằng chịt bước vào. Lập tức, cô y sĩ trẻ nhẹ nhàng mời bệnh nhân sang bàn tư vấn. Vài phút sau, các bệnh nhân được các y, bác sĩ ghi lại thông tin cá nhân để theo dõi đặc biệt. Bác sĩ Châu Văn Thức, Trưởng phòng Điều trị cho biết: “Bệnh nhân vào đây hầu hết có nguy cơ cao. Có trường hợp được người nhà đưa đến “trăm sự nhờ bác sĩ”, nhưng có trường hợp bất cần khi biết trong người nhiễm HIV. Đó là những chuyện nan giải mà chúng tôi phải luôn đối mặt”.
Mới đây, trường hợp N.V.A. ở Phú Lộc sang làm ăn ở Lào từ năm 2005. Khi về quê cưới vợ thì A. phát hiện nhiễm HIV. Sốc nặng, A. tuyệt vọng sống cảnh không biết ngày mai. Khi người thân đưa đến TTPC HIV/AIDS tỉnh, A. gầy sạm, nói những lời không đầu, không đuôi. Chia sẻ hoàn cảnh, các bác sĩ ở Phòng Điều trị xem A. như người thân, tiếp cận tư vấn sàng lọc, tạo tâm lý ổn định giúp A. điều trị thuốc kháng vi rút ARV… Bây giờ, đúng hẹn, A. đến khám, theo dõi sức khỏe định kỳ tại Phòng Điều trị.
Những trường hợp như A. hay nghịch cảnh hơn A. là không ít và họ đều được đội ngũ y, bác sĩ ở đây chia sẻ, không chỉ chữa bệnh về thể chất mà còn trị cả bệnh tâm lý. “Điều đầu tiên phải giải thích cho bệnh nhân có động lực “chiến đấu” với bệnh tật và hiểu nhiễm HIV/AIDS không phải là chấm hết... Nếu bệnh nhân hợp tác, tuân thủ điều trị thì cuộc sống sẽ kéo dài 20- 30 năm”, một y sĩ ở Phòng Điều trị chia sẻ.
Nguy hiểm rình rập
Đến nay, trên địa bàn có gần 320 trường hợp nhiễm HIV; trong đó, hơn 190 bệnh nhân được Phòng Điều trị khám sức khỏe và điều trị thuốcARV đều đặn nên phần lớn sức khỏe ổn định. Có nhiều trường hợp đã lập gia đình, sinh con bình thường, trở thành những đồng đẳng viên tích cực trong hoạt động PC HIV/AIDS ở địa phương. |
Bệnh nhân vào Phòng Điều trị thường là những đối tượng có nguy cơ cao; trong đó, nhiều trường hợp nhiễm trùng cơ hội, một số mắc lao phổi rất dễ lây nhiễm. Bác sĩ Châu Văn Thức cho rằng, theo quy trình, khi bệnh nhân xét nghiệm phát hiện dương tính HIV trước hết phải khám sàng lọc, phối hợp điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, như lao, phổi, đồng nhiễm lao/HIV... sau đó mới điều trị HIV. “Thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân có nguy cơ cao thì nguy cơ phơi nhiễm mắc bệnh nghề nghiệp là không tránh khỏi. Tuy nhiên, đã theo nghề phải chấp nhận, biến những khó khăn để làm niềm vui”. Bác sĩ Thức nói.
Hiện, Phòng Điều trị đón 5-10 lượt bệnh nhân/ngày; trong đó, gần một nửa có sử dụng ma túy. Khi tư vấn khám điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn sử dụng ma túy, ma túy tổng hợp, thuốc lắc dẫn đến ảo giác nên không tránh khỏi những lời nói xúc phạm. Có trường hợp bệnh nhân là dân “anh chị”, nói năng kiểu “chợ trời” và các y, bác sĩ ở đây phải khéo léo để giữ an toàn bản thân. Nửa đùa, nửa thật, bác sĩ Lê Văn Vinh cho biết, những căn phòng khám tư vấn điều trị HIV bao giờ cũng mở toang để dễ dàng “tẩu thoát” trong trường hợp bệnh nhân “ra tay”. Hay khi khám tư vấn, phải “ngó trước nhìn sau” và thường “ra dấu” cho anh bảo vệ lui tới ngoài cửa phòng để trợ giúp nếu có biến cố xảy ra.
Vẫn còn đối mặt khó khăn vất vả nhưng các y, bác sĩ ở đây luôn tâm niệm phải làm việc bằng lương tâm và tránh nhiệm vì họ thấu hiểu, các bệnh nhân nhiễm HIV luôn mang những số phận éo le so với các bệnh tật khác...
Minh Văn
- Đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 (04/07)
- Đa niệu - nguyên nhân & cách phòng (04/07)
- Đưa Nghị quyết 08-NQ/TU vào cuộc sống: Đòn bẩy cho y tế địa phương (04/07)
- Phát hiện lô thuốc Tetracyclin 250mg giả (03/07)
- Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 (03/07)
- Bộ Y tế ra văn bản hỏa tốc gửi 9 bộ về tăng cường tiêm vaccine COVID-19 (02/07)
- Giảm muối, tăng sức khỏe (02/07)
- Phong Điền yêu cầu đóng cửa 1 cơ sở bán lẻ thuốc tân dược (01/07)
-
Đưa Nghị quyết 08-NQ/TU vào cuộc sống: Đòn bẩy cho y tế địa phương
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
-
Thành lập mạng lưới ghép giác mạc Miền trung - Tây Nguyên
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Bổ sung kiến thức dân số - kế hoạch hoá gia đình cho công nhân lao động
- Kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Đông y tỉnh
- Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm và biến chứng
- Bộ Y tế yêu cầu báo cáo tình hình nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc
- Chưa chuyển bệnh Covid-19 sang bệnh nhóm B
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- 300 đơn vị máu hưởng ứng chiến dịch "Giọt máu hồng- Hè năm 2022"
- Bộ Y tế: Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thiếu thuốc, vật tư y tế