ClockThứ Bảy, 11/04/2020 12:20
ĐỌC LẠI BIÊN BẢN VỀ ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ II NĂM 1950:

Những thông tin về bầu trực tiếp chức danh bí thư

TTH - Một số Đảng bộ cấp phường, xã, thị trấn trên toàn tỉnh đã tiến hành đại hội điểm, đại hội thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy. Có ý kiến quan tâm về việc nhiều năm qua có khi nào Đảng ta tổ chức trực tiếp bầu chức danh bí thư tại đại hội các cấp chưa?

Làm tốt công tác nhân sự, bám sát định hướng phát triểnChuẩn bị các nội dung quan trọng cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI

Trang 1 tờ báo Chuyển Mạnh. Ảnh: TL

Sau một thời gian tra cứu, tiếp cận được nguồn tài liệu ghi lại một số lần Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên và các huyện lưu tại Kho Lưu trữ của Tỉnh ủy, chúng tôi thấy có những thông tin về việc bầu chức danh bí thư tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên lần thứ II, năm 1950.

Đại hội diễn ra 13 ngày (từ ngày 2/5 đến 15/5/1950), tại Khê Rệ, chiến khu Hương Trà. Tham dự có 340 đại biểu và khách mời, trong đó có 272 đại biểu chính thức.

Đồng chí Hoàng Anh, đại diện Liên Khu ủy Khu IV vào dự và chỉ đạo đại hội.

Tham dự đại hội còn có đồng chí Phan Ngọc Cân và Cao Ngọc Vân, đại biểu Tỉnh ủy Quảng Trị. Chủ đề xuyên suốt của đại hội là: “Chuyển mạnh sang tổng phản công”.

Hàng ngày, đại hội làm việc một buổi tập trung, một buổi đọc báo, văn nghệ, thảo luận tổ, nghiên cứu tài liệu, nghị quyết của Trung ương, của Khu ủy; thảo luận từng nội dung sẽ trình đại hội. Phần nào đại hội đã thông qua thì triển khai quán triệt ngay tại chỗ. Mục đích là để đại biểu nắm chắc vấn đề, quan điểm của Đảng khi trở về cơ sở là triển khai thực hiện.

Phần quan trọng nhất của đại hội là bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Theo nghị quyết của Liên Khu ủy, Tỉnh ủy Thừa Thiên mới được bầu 17 ủy viên chính thức và 6 ủy viên dự khuyết. Nguyên tắc bầu cử: Bầu phiếu kín, đa số tuyệt đối, Bí thư Tỉnh ủy do đại biểu đại hội trực tiếp bầu ra.

Số đại biểu có mặt tại thời điểm bầu cử là 270 đồng chí. Danh sách những đồng chí ứng cử vào Tỉnh ủy mới là 15 đồng chí. Danh sách những đồng chí được đề cử vào Tỉnh ủy mới 31 đồng chí. Thể theo nguyện vọng của cá nhân, đại hội đồng ý để 18 đại biểu được rút khỏi danh sách đề cử.

Sau khi chốt danh sách, Đoàn Chủ tịch công bố có 28 đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện được đưa vào danh sách để đại hội bầu Tỉnh ủy mới.

Về phiếu bầu, trên cùng một lá phiếu vừa có cột bầu Tỉnh ủy mới, vừa có cột bầu chức danh Bí thư mới.

Kết quả lần bầu thứ nhất, có 16 đồng chí trúng cử vào Tỉnh ủy mới với đa số tuyệt đối (quá bán), trong đó 6 đồng chí có phiếu bầu giữ chức danh Bí thư như sau:

1. Đồng chí Lê Minh 270 phiếu bầu vào Tỉnh ủy, có 226 phiếu bầu Bí thư.

2. Đồng chí Phùng Bốn 270 phiếu bầu vào Tỉnh ủy, có 4 phiếu bầu Bí thư.

3. Đồng chí Hồng Xích Tâm 267 phiếu bầu vào Tỉnh ủy, có 24 phiếu bầu Bí thư.

4. Đồng chí Nguyễn Minh Cần 268 phiếu bầu vào Tỉnh ủy, có 3 phiếu bầu Bí thư.

5. Đồng chí Trần Quang Thái 261 phiếu bầu vào Tỉnh ủy, có 1 phiếu bầu Bí thư.

6. Đồng chí Hoàng Phương Thảo 259 phiếu bầu vào Tỉnh ủy, có 2 phiếu bầu Bí thư.

Tỉnh ủy mới còn thiếu 1 ủy viên chính thức nữa là đủ 17 đồng chí. Chủ tịch đoàn đề nghị Đại hội không bầu lại lần thứ 2 mà chỉ lấy đồng chí (Phan Sung) đạt 107 phiếu đưa vào Tỉnh ủy để đủ 17 đồng chí, vì đồng chí (Phan Sung) được nhiều phiếu nhất trong số đồng chí không đắc cử. Đại hội biểu quyết tán thành.

Kết quả, Tỉnh ủy mới gồm có 17 đồng chí ủy viên chính thức. Đồng chí Lê Minh được đại hội bầu trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy với số phiếu cao nhất.

Về bầu Tỉnh ủy viên dự khuyết: Đại hội biểu quyết tán thành lấy 6 đồng chí có số phiếu liền kề chính thức từ cao xuống thấp không trúng Tỉnh ủy viên chính thức làm Tỉnh ủy viên dự khuyết.

Sau khi bầu cử Tỉnh ủy xong, đại hội nghỉ một giờ. Tỉnh ủy mới họp bầu Phó Bí thư và Thường vụ. Đồng chí Lê Minh vừa được đại hội bầu trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì cuộc họp.

Sau phiên họp lần thứ nhất, trước sự chứng kiến của đồng chí Hoàng Anh, đại diện Liên Khu ủy Khu IV, Tỉnh ủy mới tuyên bố trước đại hội và giới thiệu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm có: Đồng chí Lê Minh, Hồng Xích Tâm, Phùng Bốn, Trần Quang Thái, Nguyễn Minh Cần, Ngô Lén, Lê Tự Đồng.

Bí thư Tỉnh ủy: Đồng chí Lê Minh. Phó Bí thư: Đồng chí Hồng Xích Tâm.

Sau phần ra mắt Ban Chấp hành, Đại hội tiếp tục làm việc, thảo luận các nội dung quan trọng khác và bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ II (1951)  của Đảng, đồng thời tuyên dương, khen thưởng những đồng bào, đồng chí có những thành tích xuất sắc trong đấu tranh cách mạng thời gian qua.

Để các đại biểu có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn, nắm vững chủ trương của Đảng về thực hiện nhiệm vụ chiến lược từ cầm cự  “Chuyển mạnh sang tổng phản công”, trong suốt thời gian diễn ra đại hội, Tỉnh ủy đã cho xuất bản tờ báo Chuyển Mạnh  (khổ lớn, có 4 trang)  in toàn bộ nội dung và các hoạt động của đại hội. Mỗi ngày Chuyển Mạnh ra 1 số và đã ra được 14 số. Đọc lại toàn bộ 14 số báo, chúng tôi nhận thấy Chuyển Mạnh thật sự là tập tài liệu quý,  là diễn đàn thảo luận dân chủ, công khai  trên báo chí cách mạng đến nay vẫn còn nguyên giá trị về  Đại hội lần thứ II Đảng bộ Thừa Thiên Huế, năm 1950.

 Cũng qua tham khảo thêm tài liệu về Đại hội Đảng bộ các huyện Phong Điền, Phú Lộc và Hương Thủy trong các năm 1950 đến 1953 thì chức danh Bí thư Huyện ủy đều do đại biểu đại hội trực tiếp bầu ra.

DƯƠNG PHƯỚC THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Đổi mới hơn nữa cách truyền đạt, nắm bắt thông tin

Việc nắm thông tin, dự báo tình hình liên quan đến vấn đề, vụ việc phức tạp, nhạy cảm ở cơ sở có thời điểm còn hạn chế; năng lực đội ngũ làm công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu… Đó là thực tế mà Ban Tuyên giáo (TG) Tỉnh ủy cũng như những người làm công tác TG trong tỉnh thẳng thắn nhìn nhận để từ đó có những khắc phục, thực hiện tốt hơn nữa chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đổi mới hơn nữa cách truyền đạt, nắm bắt thông tin

TIN MỚI

Return to top