ClockThứ Bảy, 11/09/2010 14:44

Những thực phẩm không nên để tủ lạnh

TTH - Sử dụng tủ lạnh đúng cách không những kéo dài tuổi thọ cho vật dụng mà còn giúp cơ thể khỏe hơn, phòng chống bệnh tật. Những loại thực phẩm dưới đây bạn nên tránh bảo quản trong tủ lạnh.

Chuối, vải

Khi bảo quản chuối ở môi trường dưới 12 độ C, vỏ chuối chuyển màu đen, nhìn mất thẩm mỹ. Qủa vải cũng vậy, nếu để ở nhiệt độ dưới 10 độ C vỏ cũng chuyển thành màu đen.
 
Chuối hay vải đều là hoa quả nhiệt đới, rất kị khi bảo quản môi trường lạnh, vỏ đều chuyển màu, mất chất dinh dưỡng và sẽ hỏng nhanh hơn. Cách tốt nhất nên để nơi thoáng gió, không bị ánh nắng chiếu vào.
 
Cà chua, dưa chuột, ớt xanh
 
Cả cà chua và dưa chuột khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị mềm, nhanh hỏng, mất dần chất dinh dưỡng tự nhiên, khi nấu không còn mùi vị vốn có.
 
Dưa chuột chỉ thích hợp với nhiệt độ 10-12 độ C, ớt xanh là 7-8 độ C, trong khi nhiệt độ tủ lạnh thường là 4-6 độ.
 
Mọi thực phẩm nếu ăn tươi là tốt nhất, với dưa chuột hay cà chua cùng lắm bạn chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh để ăn trong ngày.
 
Minh họa từ internet
Rau có lá
 
Những loại rau có lá như mồng tơi, rau ngót, rau cải, rau muống… đều không nên bảo quan trong tủ lạnh, lá sẽ nhanh bị khô và thối hỏng.
 
Những loại rau khác như bắp cải, cà rốt, cần tây, hành tây, bí đỏ, cà tím… đều thích hợp với nhiệt độ từ 7-10 độ C.
 
Chocolate
 
Chocolate để trong tủ lạnh thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh. Nhiệt độ bảo quản chocolate tốt nhất là 5-18 độ C.
 
Muốn bảo quản socola, tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào muốn ăn mang ra, nhưng không bóc vội mà để đạt đến nhiệt độ thường mới ăn.
 
Dăm bông
 
Thịt dăm bông khi bảo quản trong tủ, chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn.
 
Bánh mì
 
Bánh mì trong quá trình nướng, các tinh bột đã bị lão hóa, nếu cho bánh mì vào tủ lạnh, gặp nhiệt độ thấp bánh sẽ bị cứng.
 
Một mẹo giúp bạn bảo quản bánh mì trong tủ lạnh là cắt nhỏ, cho vào túi thấm dầu, để trên ngăn đá. Khi nào cần ăn, bỏ ra để nghỉ 3-5 phút rồi nướng lại, bánh cũng giòn nhưng tất nhiên không thơm ngon như lúc đầu. Cách này chỉ nên áp dụng 3-5 ngày thôi, để càng lâu bánh càng mất hương vị.
 
 
Không nên bảo quản cá trong tủ lạnh quá lâu. Nhiệt độ của ngăn đá tủ lạnh gia đình là -15 độ C, nhưng các loại hải sản lại cần đến -30 độ C, do vậy nếu để quá lâu nước mô của cá sẽ biến mất.
 
Như cá chép chẳng hạn, nếu bạn trữ đông lâu cá sẽ có mùi hôi, thịt cá bở, chất dinh dưỡng mất hết, bạn không ăn được nữa.
 
Theo Danviet
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch

Can thiệp điều trị rối loạn nhịp, can thiệp mạch vành, bệnh tim bẩm sinh bằng dụng cụ, can thiệp điều trị suy tĩnh mạch... là một trong những kỹ thuật chuyên sâu được Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thường quy trong thời gian vừa qua, đem đến cơ hội điều trị khỏi bệnh cho những người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch
Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim

Mẹ Xinh Spa là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chất lượng, uy tín hàng đầu TP. Huế. Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp chăm sóc truyền thống của các bà mụ Huế xưa cùng các phương pháp chăm sóc hiện đại, Mẹ Xinh Spa tự hào đã chăm sóc hơn 5.000 mẹ và bé trong vòng 5 năm qua.

Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim
An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên

Không học bán trú như học sinh, song an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho sinh viên (SV) vẫn được các đơn vị, cơ sở đào tạo chú trọng, nhất là ở các căng tin.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên
Uống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!

Giới chuyên môn đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi dư luận đang rộ lên thông tin uống bia để giải độc rượu. Đây là cách hiểu sai và rất nguy hiểm.

Uống bia giải độc rượu Nguy hiểm
Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

Nhóm tình nguyện viên Y học cộng đồng (dự án thiện nguyện ) gồm các bác sĩ, giảng viên bộ môn Nhi và các sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế tại Huế thường tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kiến thức y học... Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên bộ môn Nhi; Th.S, Bs Nguyễn Duy Nam Anh, Trường ĐH Y Dược Huế về chủ đề sơ cấp cứu được nhiều phụ huynh quan tâm...

Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top