Những triệu chứng thầm lặng báo hiệu cơn đau tim
TTH.VN - Đa số chúng ta hình dung về cơn đau tim với cảnh một người đàn ông đang đi trên đường đột nghiên lảo đảo, há miệng thở, tay ôm lấy ngực và rồi gục ngã vì đau.
Tuy nhiên, hình ảnh này không phải là điển hình. Trong một nghiên cứu gồm gần 900 bệnh nhân đau tim, 65% trải những triệu chứng khởi phát chậm chạp. Những triệu chứng này gồm khó chịu ở ngực và tay trái, thở gấp và mệt mỏi. Chỉ 35% có những dấu hiệu “như trong phim” nói trên.
Vấn đề là những dấu hiệu khó nhận biết này của cơn đau tim có thể khiến cho việc điều trị bị chậm trễ, vì sẽ mất nhiều thời gian hơn để xác định điều gì đang diễn ra. Trong nghiên cứu, những bệnh nhân có triệu chứng khởi phát chậm được điều trị trong vòng 3,5 giờ so với trung bình 2 giờ ở những bệnh nhân biểu hiện triệu chứng điển hình.
“Khi bị đau tim, tắc đột ngột sẽ xảy ra ở một động mạch và cơ tim sẽ chết sau 3 - 6 giờ nếu không được can thiệp thông động mạch hoặc dùng thuốc phá huyết khối”, BS Prediman K. Shah, chuyên gia tim mạch cho biết. “Chúng tôi phải nhấn mạnh rằng thời gian đó là cơ tim và sự chậm trễ dù chỉ 90 phút thôi cũng có thể làm thảm họa”.
Nếu nghĩ tim đang gặp nguy hiểm, việc cần làm đầu tiên là gọi cấp cứu. Nhưng để giúp cứu được trái tim, hãy nhai ngay một viên aspirin (321mg). Nhai sẽ khiến aspirin tác dụng nhanh hơn là uống. Thuốc sẽ làm giảm sự hình thành huyết khối trong động mạch tim.

Và hãy tránh thảm họa bằng cách luôn cảnh giác với những dấu hiệu “thầm kín” của cơn đau tim:
Toát mồ hôi. Cơ thể cảm nhận cơn đau tim như một tác nhân gây stress cấp tính, kích thích đáp ứng “chống trả hoặc chạy trốn” và khiến ta toát mồ hôi lạnh. Có thể khó phân biệt toát mồ hôi báo hiệu cơn đau tim với toát mồ hôi do căng thẳng, nhưng nếu mồ hôi ra như tắm mà không có lý do gì, thì đó là một dấu hiệu báo động.
Cảm giác buồn nôn. Do hệ thần kinh phó giao cảm bị quá sức, buồn nôn và nôn có thể xảy ra đột ngột nếu cơn đau tim đang đe dọa. Chìa khóa ở đây là các dấu hiệu xuất hiện đột ngột và ngoài dự kiến.
Ợ nóng. Trong cơn đau tim, giảm lưu lượng máu tới các động mạch có thể kích thích những triệu chứng giống ợ nóng như cảm giác nóng rát trong ngực hoặc họng và khó nuốt. Nó có thể rất giống với ợ nóng điển hình, nhưng nếu xảy ra lần đầu tiên trên người có những yếu tố nguy cơ bệnh tim, cũng như kèm theo buồn nôn, yếu mệt, hoặc ra mồ hôi, thì cần nghĩ đến cơn đau tim.
Cẩm Tú (Theo Dantri)
- Phát hiện lô thuốc Tetracyclin 250mg giả (03/07)
- Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 (03/07)
- Bộ Y tế ra văn bản hỏa tốc gửi 9 bộ về tăng cường tiêm vaccine COVID-19 (02/07)
- Giảm muối, tăng sức khỏe (02/07)
- Phong Điền yêu cầu đóng cửa 1 cơ sở bán lẻ thuốc tân dược (01/07)
- Thành lập mạng lưới ghép giác mạc Miền trung - Tây Nguyên (01/07)
- Bộ Y tế: Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thiếu thuốc, vật tư y tế (01/07)
- 300 đơn vị máu hưởng ứng chiến dịch "Giọt máu hồng- Hè năm 2022" (30/06)
-
Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
-
Thành lập mạng lưới ghép giác mạc Miền trung - Tây Nguyên
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Bổ sung kiến thức dân số - kế hoạch hoá gia đình cho công nhân lao động
- Cả nước ghi nhận 77.000 ca sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong
- Kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Đông y tỉnh
- Bộ Y tế yêu cầu báo cáo tình hình nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc
- Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm và biến chứng
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- Chưa chuyển bệnh Covid-19 sang bệnh nhóm B
- 300 đơn vị máu hưởng ứng chiến dịch "Giọt máu hồng- Hè năm 2022"