ClockThứ Tư, 03/04/2013 05:46

Những tuyến đường hiện đại - bài 2: Kết nối đô thị vệ tinh

TTH - Giao thông trên địa bàn Thừa Thiên Huế có bước chuyển mình đáng kể. Song, Huế cần có những tuyến đường hiện đại, kết nối các đô thị vệ tinh, để đáp ứng nhu cầu phát triển, một khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Một trong 5 địa phương được xác định là đô thị vệ tinh của hạt nhân Huế, thị trấn Sịa vẫn còn nhiều trầm lắng. Đứng trên vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử, nhiều làng nghề nổi tiếng, lại có tiềm năng về đất đai, biển, đầm phá nhưng Quảng Điền vẫn là huyện nghèo của tỉnh.

Đường Thủy Dương-Thuận An đã hoàn thành giai đoạn I

 

 
Chưa tương xứng với tiềm năng
 
Chỉ cách thành phố Huế trên dưới 15 km nhưng nhiều người có cảm giác như Quảng Điền là vùng sâu, vùng xa, bởi giao thông nối huyện với các trung tâm kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh còn quá khó khăn. Mặt đường hẹp, xấu, lại thường bị ngập lụt trong mùa mưa. Bên cạnh đó, sự chia cách địa giới hành chính của huyện bởi đôi bờ phá Tam Giang, làm cho tiềm năng kinh tế xã hội trên địa bàn bị phân tán, khó gắn kết với nhau để cùng phát triển. Đây cũng là lý do mà Quảng Điền không thu hút được vốn đầu tư, khó khăn trong mở mang dịch vụ, cũng như nâng sản phẩm nông lâm ngư nghiệp thành hàng hóa.
 
Do chưa được đầu tư tương xứng nên việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp tuy đã có nhiều chuyển biến song vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năng suất lúa được mùa hàng năm cao nhưng giá trị mang tính hàng hóa thì thấp. Nuôi trồng thủy hải sản thiếu tính bền vững. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề quy mô còn nhỏ lẻ. Dịch vụ du lịch còn nghèo nàn... Những hạn chế đó gây khó khăn trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn. Tỷ hộ nghèo trên địa bàn huyện hiện còn ở mức cao, trên dưới 10%.
 
Để Quảng Điền phát triển tương xứng với tiềm năng, cần thiết phải ưu tiên xây dựng một số trục giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp 1, nối trung tâm huyện với thành phố Huế và QL1A; đồng thời, sớm xây dựng cầu vượt phá Tam Giang nối 2 xã ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn với thị trấn Sịa.Cũng như Sịa, thị tứ Bình Điền cũng được xác định là đô thị vệ tinh nhưng thực trạng giao thông đến đây vẫn còn nhiều hạn chế. Lưu thông chủ yếu dựa vào QL49A Huế-A Lưới, với đèo dốc quanh co, nhỏ hẹp... Trong 5 đô thị vệ tinh của Huế hiện nay, hiện có Hương Trà và Hương Thủy có đường giao thông nối với Huế khá đảm bảo.
 
Từng bước tháo gỡ
 
Riêng đô thị Thuận An, ngoài tuyến QL49A nối với Huế còn có tuyến Thủy Dương-Thuận An đang được triển khai xây dựng. Hiện nay, đoạn từ cầu vượt Thủy Dương đến TL10 dài gần 5km, rộng 44 m đã hoàn thành và đang chuẩn bị triển khai đoạn còn lại. Đường Thủy Dương-Thuận An có nhiệm vụ đảm bảo chức năng tuyến vành đai thành phố, phục vụ giao thông vận tải, phát triển quỹ đất và cơ sở hạ tầng, mở rộng và phát triển đô thị về phía Đông Nam thành phố Huế. Đường Thủy Dương-Thuận An còn nối thành phố Huế, thị xã Hương Thủy với đô thị Thuận An; hỗ trợ cho QL49A Huế-Thuận An lâu nay quá tải; đồng thời, thúc đẩy Thuận An trở thành đô thị động lực, theo KL48 của Bộ Chính trị, xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
 

>> Thông tin liên quan:

Những tuyến đường hiện đại - bài 1: Hiện đại hóa giao thông đường bộ

 
 
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có mạng lưới giao thông đường bộ khá đảm bảo. Cách đây 10 năm, 100% xã có đường ô tô đến tận nơi. Những tuyến đường này không ngừng được nâng cấp, mở rộng ngày càng khang trang. Ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Thừa Thiên Huế cho biết thêm: QL49A Huế-A Lưới ngang qua Bình Điền đang được đầu tư nâng cấp. Đến 30 tháng 6 này, sẽ hoàn thành giai đoạn chỉnh vuốt các cua, độ dốc đảm bảo tạm thời cho lưu thông; đồng thời, tiếp tục thi công phần mở rộng mặt đường. Bộ GTVT cũng sẽ ưu tiên mở rộng trước đoạn từ Huế đến cầu Tuần; trên cơ sở đó, giao thông nối Huế với Bình Điền sẽ được thông thoáng.
 
Ngoài ra, các tuyến đường nối đô thị hạt nhân với đô thị vệ tinh khác đã và đang có kế hoạch nâng cấp, mở rộng; trong đó, đường Nguyễn Chí Thanh Huế đi Quảng Điền, dài 11 km được UBND tỉnh thống nhất chủ trương và quy mô đầu tư, với nền đường rộng 12 mét... Các dự án trên đang đợi bố trí vốn để triển khai.
Bài, ảnh: Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

TIN MỚI

Return to top