ClockThứ Tư, 25/07/2018 06:51

Những vụ vỡ đập kinh hoàng nhất thế giới 60 năm qua

TTH.VN - Những thảm hoạ liên quan đến vỡ đê, vỡ đập, chẳng hạn như sự cố vừa xảy ra ở Lào khiến hàng trăm người mất tích hôm qua (24/7), đã cướp đi mạng sống của hàng ngàn người dân và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, nhất là ở khu vực châu Á.

Colombia sơ tán gần 5.000 người do lo ngại vỡ đập thủy điện

Trực thăng thả bao cát xuống đoan đê vỡ ở bang New Orleans, Mỹ năm 2005. Ảnh: AFP 

Dưới đây là những vụ vỡ đập tồi tệ nhất thế giới trong 6 thập kỷ qua được hãng tin AFP thống kê lại:

Châu Á

Trung Quốc: Tháng 8/1975, khoảng 20.000 người đã thiệt mạng sau khi các con đập giữ nước tại các hồ chứa Banqiao và Shimantan ở tỉnh Hà Nam bị vỡ. Thảm họa này được tờ China Daily tiếng Anh tiết lộ vào năm 1999, với số người thiệt mạng được báo cáo lên tới 20.000 người.

Đến tháng 8/1998, tại tỉnh lân cận là Hồ Bắc, hàng trăm người, trong đó có 150 binh sĩ đã tử vong sau sự cố đê vỡ gần sông Dương Tử.

Ấn Độ: Khoảng 1.300 người thiệt mạng là con số được báo cáo vào tháng 8/1979, khi một con đập vỡ ở gần thị trấn Morvi ở phía tây bang Gujarat sau những cơn mưa xối xả. Tuy nhiên, theo ước tính không chính thức, số người chết thực sự có thể lên đến gần 25.000 người.

Sri Lanka: Vào tháng 4/1986, một con đập thủy lợi đã không chịu nổi sức nước và vỡ tràn tại Kantalai ở phía đông bắc đất nước, khiến gần 120 người chết và mất tích, theo số liệu chính thức. Trong khi đó, con số mà Hội Chữ thập đỏ ước tính về các nạn nhân thiệt mạng và mất tích là 2.500 người.

Kyrgyzstan: Tháng 7/1998, một con đập trên núi bị xói mòn dần gây vỡ do lượng nước từ tuyết tan ra và mưa lớn gây ra lũ lụt  sông Shakhimardan và Aksu làm hơn 90 người tử vong ở vùng Uzbek và ít nhất là hàng chục người khác ở Kyrgyzstan, theo thống kê chính thức, thấp hơn nhiều so với con số 500-600 người mất tích mà Hội chữ thập đỏ cho biết.

Nepal: Sự số tương tự xảy ra với con đập trên sông Bkakera gần biên giới Ấn Độ cũng khiến 500 người mất tích vào tháng 7/1978.

Những nơi khác trên thế giới

Italia: Vào tháng 10/1963, thảm hoạ vỡ đê Vajont xảy ra ở phía đông bắc Dolomites, làm hơn 250 triệu mét khối đất đá rơi vào hồ chứa. Vụ việc này gây ra một con sóng cao 250 mét quét sạch vài ngôi làng và giết chết 2.118 người.

Hoa Kỳ: Trong cơn bão Katrina hồi vào tháng 8/2005,  các đê bảo vệ thành phố ở phía nam New Orleans đã không chịu nổi áp lực nước, dẫn tới vỡ tràn gây ngập 80% thành phố và làm ít nhất 1.100 người chết.

Brazil: 1.000 người thiệt mạng là con số được ghi nhận trong sự cố vỡ đập Oros vào tháng 3/1960 ở bang Ceara phía đông bắc đất nước.

Pháp: Tháng 12/1959, 423 người đã tử vong khi đập thượng nguồn Malpasset của thị trấn ven biển phía nam bị vỡ kéo theo 50 triệu mét khối nước tràn xuống thung lũng Reyran.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hàn Quốc công bố bồi thường cho nạn nhân nước ngoài thiệt mạng trong thảm họa Itaewon

Sáng 3/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tiếp tục đến đặt hoa tại khu tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa giẫm đạp ở Itaewon hôm 29/10. Đây là lần thứ 4 trong tuần này Tổng thống Yoon đến thắp hương tại khu tưởng niệm ở Tòa thị chính Seoul và bàn thờ tự phát của người dân lập ngay gần con hẻm xảy ra thảm họa.

Hàn Quốc công bố bồi thường cho nạn nhân nước ngoài thiệt mạng trong thảm họa Itaewon
WHO quan ngại về thảm họa thứ hai tại Pakistan

Ngày 17/9, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về nguy cơ xảy ra thảm họa thứ hai ở Pakistan, đó là làn sóng bệnh tật và tử vong sau thảm họa lũ lụt.

WHO quan ngại về thảm họa thứ hai tại Pakistan
Thế giới có thể phải đối mặt tới 560 thảm hoạ/năm

Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố hôm qua (26/4), Văn phòng Liên Hiệp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) phát hiện ra rằng hoạt động của con người đang góp phần vào việc làm gia tăng số lượng thiên tai thảm hoạ trên toàn cầu.

Thế giới có thể phải đối mặt tới 560 thảm hoạ năm
60 năm Thảm hoạ da cam ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2021)
Di chứng da cam: Nỗi đau và trách nhiệm của chúng ta

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chất độc da cam/dioxin có khả năng gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ phận sinh lý của cơ thể con người, gây ung thư và gây đột biến gen, di truyền đến thế hệ thứ 2, thứ 3… Di chứng da cam là nỗi đau không của riêng ai và cũng là nỗi đau không gì so sánh được.

Di chứng da cam Nỗi đau và trách nhiệm của chúng ta
Châu Âu: Tiếp tục tìm kiếm những người sống sót sau trận "đại hồng thủy"

Theo Tờ Reuters, các nhân viên cứu hộ Đức ngày hôm nay (17/7) tiếp tục nỗ lực tìm kiếm những người sống sót ở miền Tây nước Đức, nơi bị lũ lụt tàn phá, trong bối cảnh mực nước tại nhiều thị trấn vẫn ở mức cao, và nhà cửa tiếp tục bị sập đổ trong thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của quốc gia này trong 1/2 thế kỷ.

Châu Âu Tiếp tục tìm kiếm những người sống sót sau trận đại hồng thủy
Return to top