ClockThứ Hai, 29/06/2015 14:48

Niềm tin người tiêu dùng

TTH - Ngân hàng ANZ (Úc) vừa đánh giá chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam tăng kỷ lục trong tháng 6, với mức trên 143 điểm. Niềm tin này phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, cũng như sự tự tin về điều kiện tài chính của cá nhân trong tương lai của đa số người dân trong nước.

Niềm tin người tiêu dùng tăng mạnh cũng là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt, chúng ta đang thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị. Thông qua đó, người dân đã từng bước thay đổi nhận thức và thói quen sử dụng hàng hóa, ưu tiên sử dụng hàng sản xuất trong nước; tự tin với nhiều sản phẩm của Việt Nam.

Mới đây nhất, Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận đạt tiêu chuẩn cơ quan quản lý quốc gia về văc xin của Việt Nam và trao chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về văc xin cho Việt Nam; đánh dấu bước tiến lớn của ngành dược trong nước, mở ra cơ hội để xuất khẩu văc xin ra các nước. Điều này có thể cho thấy, chất lượng của nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam nói chung không hề thua kém hàng ngoại. Trong đó, phải kể đến các sản phẩm dệt may, mộc mỹ nghệ, cơ khí; các sản phẩm từ nông nghiệp, ẩm thực... đã được thị trường thế giới ghi nhận, tôn vinh.
Điều lo lắng hơn cả, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng trong nước hiện nay là tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng bẩn... chưa được loại trừ. Vụ việc 1,7 tấn bột ngọt và hạt nêm giả mang các thương hiệu nổi tiếng, được 2 cha con Nguyễn Tất Hay ở phường Thủy Phương (Hương Thủy) phù phép tung ra thị trường vừa bị triệt phá chỉ là một trong nhiều trường hợp về nạn làm hàng giả, hàng nhái hiện nay. Lợi dụng công nghệ tiên tiến, nhiều đối tượng đã in bao bì, giả nhãn mác, màu sắc, mùi vị... như thật, khiến người tiêu dùng khó phân biệt; từ đó, mất niềm tin, ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Để tận dụng cơ hội khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng tăng cao, các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã cho sản phẩm của mình; đồng thời, tăng cường quảng bá và thường xuyên tổ chức các đợt phân phối sản phẩm đến từng vùng miền, từng địa chỉ có uy tín nhằm tạo niềm tin chắc chắn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tố giác những cá nhân, cơ sở có hành vi làm hàng giả, hàng nhái; để ngành chức năng kịp thời xử lý; nhằm bảo đảm uy tín cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính và cũng để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Chiều 22/4, Ban Bí thư tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 32 -CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Return to top