ClockThứ Ba, 02/11/2021 15:24

Niềm vui

Mưa rơi ngoài ngõ“Ông có phải là bố của tôi không?”

Sống với nhau mấy chục năm, có 3 người con trai, nhưng vợ chồng cậu mợ tôi vẫn cứ như “sừng với đuôi”, bởi cậu hay rượu chè, mợ lại hay lắm lời, cằn nhằn không đúng lúc. Những khi cậu đã say xỉn hoặc “sương sương”, lẽ ra mợ nên nín nhịn, chờ cậu tỉnh táo đã rồi mới nói, đằng này mợ cứ “bù lu bù loa” kể tội, chì chiết chồng, than thân trách phận… Vậy là cậu nổi khùng, cầm gậy rượt đuổi mợ vòng quanh nhà, thậm chí có lúc chạy quanh xóm, ầm ĩ cả lên. Không khí gia đình lục đục triền miên, chẳng lúc nào êm ấm. Con trai cả và thứ lần lượt lấy vợ, làm ăn ở tỉnh khác, mỗi năm chỉ về quê dịp tết hoặc giỗ, cảnh nhà thêm “lạnh lẽo”.

Con trai út của cậu mợ cưới vợ. Từ ngày có dâu út ở cùng, nhất là khi vợ chồng trai út sinh cháu nội, không khí gia đình cậu mợ hòa thuận, ấm áp hẳn. Ngôi nhà có sinh khí bởi những tiếng cười, thay vì cãi vã như trước đây. Nhiều người trong xóm rất ngạc nhiên. Mợ khoe, nhờ có dâu út, không khí gia đình mợ mới thay đổi theo chiều hướng tích cực vậy. Có người thắc mắc, dâu út của vợ chồng mợ chẳng có gì “tài cán”, cũng chỉ phụ giúp việc nhà, vườn tược, đã vậy lại nhiều khuyết điểm, như hay ăn quà vặt, ở quê mà hay ngủ nướng đến tận “trưa trờ trưa trật”…

Mợ cười, đáp lời rằng, chính vì có dâu út phụ giúp việc nhà, vườn tược, nên mợ được chia sẻ bớt nặng nhọc, vất vả, từ đó tâm tính cũng bớt nặng nề, cáu bẳn. Khi nào cũng bên cạnh, cùng làm vườn, dâu út thường tỉ tê khuyên mẹ nín nhịn những lúc bố có hơi men. Ban đầu vì nể mặt dâu mà nghe theo, không ngờ lại có hiệu quả. Lúc “cơm sôi” vợ “bớt lửa” nên khi tỉnh táo, cậu đâm áy náy, ân hận, từ đó kiềm chế, ít la cà bia rượu hơn. Đến lúc có cháu nội thì cậu bỏ hẳn bia rượu để bồng ẵm, nói chuyện “huyên thuyên” với đôi mắt tròn xoe hóng chuyện của thằng cu mấy tháng tuổi. Rồi vợ chồng cậu mợ đâm ra hay nói chuyện với nhau, cười với nhau xung quanh “chủ đề” thằng cháu nội.

Nhiều lần mợ bảo: “Hồi trước không có “hắn” (tức dâu út), tui giặt áo quần cho cả hai vợ chồng liệt tay. Giờ hắn giặt cho hết. Rồi hắn làm bớt cho tui bao nhiêu việc vườn tược. Làm cả ngày mệt, sáng mai ngủ nướng, dậy muộn cũng bình thường thôi. Hắn thích ăn quà vặt, cũng là chuyện chẳng có chi to tát. Thời kỳ mang thai, phụ nữ mô chẳng thích ăn quà vặt. Bây giờ cần nhiều sữa cho con bú, thèm món ni, món khác cũng bình thường thôi. May có hắn và thằng cu, cậu bây bữa nay “ngoan”, dễ thương lắm. Thì ra cậu bây cũng hiểu chuyện, tình cảm lắm đó.

Tôi thực sự nhẹ nhõm và vui mừng, vì cô em dâu họ “nhỏ bé” đã kết nối được yêu thương, đầm ấm trong gia đình. Và điều quan trọng nữa là cách cư xử, suy nghĩ của cả cậu và mợ đã thực sự thay đổi về “chất”, theo hướng tích cực. Nhất là mợ đã biết suy nghĩ, cư xử với người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông…

Duy Trí  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top