ClockThứ Tư, 26/05/2021 14:55

Niềm vui của người dân sống tạm bợ trên sông Ô Lâu

TTH - Chủ tịch UBND xã Phong Bình (Phong Điền) - Trần Văn Huy thông tin: Khu tái định cư (TĐC) xen ghép Tân Bình hình thành không chỉ tạo điều kiện cho 13 hộ dân sống tạm bợ trên sông Ô Lâu có nơi ở ổn định mà còn dành 17 lô cho những cặp vợ chồng trẻ đã tách hộ có nhu cầu về đất ở. Nhà nước sẽ giao đất có thu tiền sử dụng đất theo đúng quy định.

Lũ trên các sông đang xuống chậm, một số nơi còn ngập nhẹ

Người dân bắt đầu xây dựng nhà trên đất tái định cư được cấp

Hết thời tạm bợ

Từ ngày lấy vợ (2009), anh Võ Văn Trung, người dân thôn Tân Bình lập chòi tạm bên sông Ô Lâu để ở, dù chính quyền địa phương nhiều lần yêu cầu tháo dỡ. Do khó khăn về đất dựng nhà nên gia đình anh vẫn tá túc đã hơn 20 năm nay.

Năm 2021, gia đình anh được Nhà nước cấp một lô đất ở với diện tích 126m2 tại thôn Tân Bình để định cư. Với số vốn vay qua kênh phụ nữ là 50 triệu đồng cộng với vay mượn bà con, và số tiền tích cóp được, anh tiến hành dựng nhà. Theo anh Trung, phải làm móng nhà vững chắc, cao ráo mới tránh thiệt hại, khi nơi đây là rốn lũ của huyện Phong Điền...

Năm 2006, ông Võ Ngọc Thành từ TP. Hồ Chí Minh về quê hương tại thôn Tân Bình sinh sống. Do không có đất để xây dựng nhà nên ông phải sống trên đò. Năm 2014, gia đình ông cũng dựng tạm chòi bên sông Ô Lâu để ở. Mỗi mùa mưa đến, gia đình ông phải di dời lên vùng cao. Năm 2021, ông cũng là một trong những hộ được cấp đất TĐC.

Được biết, từ năm 2010 đến năm 2014, do không có quỹ đất, khó khăn về đất ở, 13 hộ dân đã lấn chiếm bãi hoang dọc sông Ô Lâu làm nhà chồ, nhà tạm bợ bằng tre, che bạt để ở. Việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng, nhất là vào mùa mưa bão, lũ lụt; đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước sông Ô Lâu...

Góp phần xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ông Nguyễn Ngọc Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Phong Bình cho biết, Khu TĐC Tân Bình được hình thành từ năm 2004 với diện tích khoảng 15ha theo chủ trương của UBND tỉnh. Đây là nơi định cư cho 37 hộ với hơn 230 nhân khẩu ngư dân thủy diện. Tuy nhiên, sau 17 năm định cư, số hộ tăng lên 63 hộ với 316 khẩu. Ngoài 13 hộ tự ý lấn chiếm đất dọc sông Ô Lâu làm chòi, nhà tạm ở trên sông nước thì vẫn còn khoảng hơn 10 hộ gia đình đã tách hộ khẩu riêng đang sống chung cùng bố, mẹ.

Từ thực tế đó, năm 2019, UBND huyện Phong Điền đã có Quyết định 2983/QĐ-UBND về việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng khu dân cư xen ghép Tân Bình với diện tích trên 5ha, tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng do UBND xã Phong Bình làm chủ đầu tư. Khu dân cư được phân thành 30 lô, diện tích mỗi lô là 126m2, đường giao thông rộng 6m cùng với hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước... Sau khi hoàn thành hạ tầng khu TĐC, xã Phong Bình tổ chức cho 13 hộ bốc thăm để nhận đất. Đồng thời, hướng dẫn các hộ dân làm hồ sơ, thủ tục về giao đất ở TĐC để Nhà nước hỗ trợ miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định và cấp GCNQSDĐ.

Đa số những hộ dân thôn Tân Bình đều làm nghề đánh bắt cá tự nhiên, gia công lưới và một số nghề lao động đơn giản khác, đời sống gặp nhiều khó khăn. Để tạo thêm việc làm cho người dân thôn Tân Bình, năm 2012, UBND xã Phong Bình đã hợp đồng thuê 20 ha đất ruộng của HTX Mỹ Xuyên (Phong Hòa, Phong Điền) với giá ưu đãi để 65 hộ dân có điều kiện trồng thêm lúa, nâng cao đời sống.

“Việc hình thành nên Khu TĐC xen ghép Tân Bình không chỉ giúp xã giải quyết vấn đề tồn đọng nhiều năm qua mà còn giúp xã hoàn thành được tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, đảm bảo hoàn thành kế hoạch xây dựng Phong Bình đạt chuẩn xã nông thôn mới vào cuối năm 2021. Chúng tôi mong các cấp, các ngành, đơn vị, tổ chức hỗ trợ để người dân xây dựng nhà ở vững chắc, theo thiết kế nhà phòng chống bão lũ, bởi khu vực này rất thấp trũng, chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt bão lũ…”, Chủ tịch UBND xã Phong Bình Trần Văn Huy nói.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Return to top