ClockThứ Bảy, 23/03/2019 12:30

Niềm vui đến với trẻ em biên giới

TTH - Những chiếc lốp xe cũ, những đồ vật tưởng chừng như bỏ đi, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của mình, hội viên Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh và những người lính quân hàm xanh đã biến những vật dụng cũ thành những đồ chơi độc đáo dành cho học sinh nghèo vùng biên.

Sân chơi mùa thu: Món quà ý nghĩa với thiếu nhiThêm sân chơi cho trẻ em mùa hè

Sau giờ tan trường, các em thường ở lại chơi các trò chơi

Trường tiểu học Hồng Vân là một trong những trường vùng sâu, vùng xa, khó khăn của huyện A Lưới. Xã Hồng Vân là địa bàn sinh sống của các dân tộc Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô…với điều kiện còn hết sức khó khăn. Học sinh chưa có điều kiện tiếp xúc với các khu vui chơi giải trí được trang bị cầu trượt, bập bênh, xích đu…

Bắt nguồn từ ý tưởng tạo sân chơi cho các em, Hội Phụ nữ BĐBP tỉnh đã thu gom các loại phế liệu như lốp xe, tấm gỗ... để làm ra nhiều sản phẩm đồ chơi bổ ích, phù hợp lứa tuổi thiếu nhi.

Đại úy Trần Thị Nam Phương, Chủ tịch Hội Phụ nữ BĐBP tỉnh chia sẻ: “Để tạo khu vui chơi, đáp ứng nhu cầu của các em nhỏ, chúng tôi đã bắt tay vào việc thu mua, quyên góp những đồ vật như gỗ, lò xo, ghế hỏng, lốp xe… để chế tạo các đồ chơi. Lúc đầu tưởng chừng đơn giản, nhưng quá trình bắt tay làm mới thấy không dễ, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ để sản phẩm sau khi hoàn thành vừa đảm bảo an toàn cho trẻ, gần gũi với thiên nhiên, vừa kích thích sự phát triển vận động, tư duy sáng tạo của trẻ”.

Ngắm nhìn các em học sinh hồn nhiên vui đùa bên các thiết bị vui chơi trong khuôn viên của trường, chúng tôi không khỏi vui mừng và cảm động. Trên mô hình thú nhún làm bằng chiếc lốp xe cũ được sơn màu bắt mắt, em Nguyễn Thị Lim, học sinh lớp 4/2 vui vẻ: “Nhà em ở gần trường học. Ngày trước, cứ gần đến giờ học em mới sang trường. Nhưng từ khi có khu vui chơi này, em thường sang sớm hơn để chơi các trò chơi. Có khu vui chơi thế này chúng em vui lắm, ai cũng muốn đến trường để học và chơi cùng các bạn”.

Khu vui chơi được thiết kế và sắp xếp nhiều thiết bị vui chơi phù hợp với tất cả học sinh lớp lớn, lớp bé, nam, nữ. Trước đây, không có sân chơi, các em tự tổ chức các trò nhảy dây, đá cầu.

Thầy giáo Lê Minh Bằng, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Hồng Vân không giấu được niềm vui: “Chúng tôi từng muốn thực hiện một khu vui chơi cho các học sinh nhưng chưa có điều kiện. Từ khi đưa khu vui chơi vào sử dụng, học sinh tỏ ra hứng thú, từ đó tạo hiệu ứng học tập, rèn luyện tốt". Thầy Bằng cũng cho biết thêm, hầu hết điểm trường ở các xã biên giới đều thiếu thốn không gian vui chơi dành riêng cho trẻ. Vì thế, ngoài giờ học tập trên lớp, nhiều em chỉ biết lủi thủi trong nhà hoặc theo ba mẹ lên nương, rẫy...

Mô hình khu vui chơi giải trí cho học sinh ở Trường tiểu học Hồng Vân có thể áp dụng, nhân rộng ra các điểm trường lân cận để tạo nhiều sân chơi bổ ích cho các học sinh. Đây cũng không chỉ là món quà vật chất mà nó còn giúp các em học sinh nhận thức tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường khi vật liệu cho các thiết bị vui chơi được làm từ những chiếc lốp xe cũ.

Bài, ảnh: VÕ TIẾN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Niềm vui từ workshop thủ công

Đa dạng hình thức trải nghiệm và khám phá, các chương trình workshop nở rộ đã mang đến thêm nhiều không gian thư giãn, giải trí và kích thích óc sáng tạo cho các bạn trẻ.

Niềm vui từ workshop thủ công
Đọng lại là niềm vui và tình thương

Đó là trải lòng của nữ bác sĩ đa khoa (BSĐK) Nguyễn Thị Nga, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hương Xuân, Nam Đông sau hơn 30 năm khoác trên mình chiếc áo blouse trắng.

Đọng lại là niềm vui và tình thương
Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không quen bị “mất tự do”, mệ thở dài: “Khổ con chưa nạ!”, “Khi mô mạ khỏe lại hè?”. Mọi người động viên, bảo người già ai mà chẳng thế nhưng mệ vẫn không an lòng.

Niềm vui lao động
Niềm vui nơi biên cương

Đứng chân thực hiện nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4 chủ động phối hợp với địa phương giúp dân từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mang niềm vui cho bà con nơi biên giới.

Niềm vui nơi biên cương

TIN MỚI

Return to top