ClockThứ Ba, 02/03/2021 10:29

Niềm vui giản dị

Quán cà phê đối diện chợ của thầy luôn đông khách. Lúc không dạy, thầy và cô kiêm chân thu ngân và phục vụ. Lúc bận lên lớp, việc này được giao cho đứa cháu và nhân viên. Thầy bảo, khách quê bây giờ người ta cũng sành điệu lắm. Phải cà phê rang xay. Trẻ hơn một chút phải có trà sữa, nước ép các loại để phục vụ. Thế là ngoài giờ dạy, cô còn lên mạng học cách làm, pha chế thức uống. Trà sữa trân châu đường đen đều do cô nấu, làm nên khách thích lắm, giá lại phải chăng, tầm 15k (15 ngàn đồng) một ly. Thức uống ngon rồi nhưng cũng phải có view để khách check-in nên đợt tết thầy cô tận dụng thêm tầng 2 khi không có khách thuê phòng để làm chỗ cho khách ngắm quê, ngắm chợ. Rồi phía trước sảnh đầu tư cây đào giả (cây làm bằng thân gỗ, hoa bằng nhựa) hết gần 20 triệu đồng.

 “Ai cũng nói giá đó đắt so với thực tế”, thầy nói khi tôi có ý định “chê” cây đào giả. Nếu là đào thật thì đẹp hơn, tôi nói. Thầy ừ “nhưng mình chưng được cả năm, có thể là năm này qua năm khác”. Lại nói về giá cây đào giả, người bạn ngồi cạnh bên có vẻ rành về việc này giải thích với cách trang trí, tạo cây như thế chắc chỉ tầm 15 triệu đồng thôi. Có vẻ như thầy bị “hớ”. Thầy chỉ cười rồi giải thích, thật ra thầy biết giá trị thật của nó và cũng biết người ta lấy giá cao so với thị trường. Thế nhưng thầy vẫn vui vẻ trả tiền vì cho rằng, có lẽ người ta có lý do riêng của họ và cũng có thể họ đang kẹt tiền lo việc gì đó cho gia đình. Coi như mình giúp họ một chút và cảm ơn họ đã cung cấp dịch vụ cho mình. Đây cũng là cách mà thầy đối đãi với người xung quanh nên ở khu phố quanh chợ, ai cũng quý mến thầy.

Như đợt thầy làm nhà, dù biết là đội thợ điện nước làm không tốt, giá vật liệu tăng cao so với thị trường nhưng thầy vẫn thanh toán tiền đầy đủ và không quên cảm ơn bằng món tiền thưởng, cho dù lúc đó thầy đang vay nợ ngân hàng. Rồi những tốp thợ khác, thầy cũng lấy cái tình mà đối đãi nên họ quý thầy lắm. Đi làm ở đâu cũng nhắc đến thầy như chủ nhà “có tâm nhất hệ mặt trời”...

 Những điều nghe được không làm tôi bất ngờ. Ba năm học cấp ba với những ngày ăn cơm nhà thầy hai bữa hơn ai hết tôi hiểu rõ thầy của mình. Nghiêm khắc với học trò nhưng đầy lòng trắc ẩn. Sẵn sàng đi mấy chục cây số để xin học bổng cho học trò nghèo. Sẵn sàng dùng hết tiền lương để học trò có cơ hội đi thi đại học. Rồi mở lớp dạy phụ đạo cho học sinh yếu, con dân vạn đò nghèo... Thế nên, bao nhiêu thế hệ học sinh ra trường mấy chục năm sau vẫn quay lại thăm thầy mỗi khi có dịp. Nhiều học trò cũ, trong đó có một số bạn rất thành đạt, giàu có luôn ngỏ ý giúp khi thầy khó khăn nhưng thầy đều từ chối. Thầy luôn tự dặn mình phải giữ phẩm chất nhà giáo, dù nghèo cũng phải sống thanh cao, để luôn được người đời tôn trọng. Đó cũng là điều mà thầy luôn dặn chúng tôi.

Bây giờ vẫn vậy, thầy vẫn đầy lòng trắc ẩn với người xung quanh, với hàng xóm, bạn bè. Chỉ khác là thầy có điều kiện tốt hơn để giúp người khác. Và điều bất di bất dịch ở thầy vẫn luôn là người chấp nhận chịu thiệt về mình trong bất kỳ mối quan hệ nào. Với thầy, đó là niềm vui.

Hồng Tâm 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top