ClockChủ Nhật, 27/01/2019 08:05

Nịnh bợ & động lực

TTH - Đề án Văn hoá công vụ có nội dung: “Công chức, viên chức không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ, không nịnh bợ, lấy lòng lãnh đạo cấp trên vì động cơ không trong sáng”.

Công chức không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên

Nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ (Ảnh minh họa)

Xin được bàn đôi điều về vấn đề “nịnh bợ, lấy lòng”.

Con người ta trăm người trăm khác, ít ai có tính cách giống nhau. Ở các nước văn minh phát triển, họ rất tôn trọng sự khác biệt về tính cách. Anh là người điềm đạm? Mặc anh. Anh là người nóng nảy? Mặc anh… Anh là người trung thực hoặc không trung thực thì cũng… mặc anh, miễn anh sống theo đúng những quy định của pháp luật; đúng theo những gì mà doanh nghiệp, nơi anh làm việc quy định. Anh làm việc hăng say, hiệu quả thì được tưởng thưởng, bằng không thì ngược lại, có thể bị mất việc làm. Chính vì những điều này cho nên họ rất quan trọng cách làm việc nhóm, tức là cần sự hỗ trợ cho nhau vì mục tiêu chung đã định.

Ở ta thì không được như vậy. Một phần do trình độ phát triển. Phần khác do năng lực quản trị nói chung còn yếu, đặc biệt là trong các cơ quan Nhà nước. Những quy chế quy định, sự giám sát chưa đủ sức dẫn dắt quyền lực được sử dụng đúng mục đích cho sự phát triển. Cho nên ở đâu đó vẫn có sự lạm quyền. Chính sự lạm quyền không được kiểm soát là nguồn cơn cho sự nịnh bợ, lấy lòng. Giám đốc, thủ trưởng một đơn vị, là người có đức có tài, biết lo cho sự nghiệp chung theo đúng chức năng nhiệm vụ mà Đảng, chính quyền, xã hội phân công thì không nói làm gì. Những người hội đủ những điều này ngay bản thân họ, thường là không thích sự xu nịnh. Bởi nịnh bợ, lấy lòng cũng không để làm gì. Cứ theo đúng những gì đã thống nhất, đã quy định mà làm…

Sự nịnh bợ chỉ rơi vào trong các trường hợp sau: Đối với một nhân viên cấp dưới, dù thế nào đi nữa họ cũng bị chi phối ít nhiều bởi người lãnh đạo. Có trăm thứ lý do để họ “sợ hãi” lãnh đạo. Một ví dụ thế này. Anh là một nhân viên, một cán bộ quản lý thuộc một ngành nào đó được thiết kế tổ chức theo ngành dọc. Anh đang làm việc ở thành phố, nếu có một ngày “đẹp trời” nào đó, bỗng dưng nhận được quyết định điều động về một huyện đồng bằng, lên một huyện miền núi, chẳng hạn… với nhiều cách giải thích hết sức tốt đẹp nhưng bản chất vấn đề không phải vậy. Thế là sinh ra “sự sợ”. Việc gì không nịnh bợ, lấy lòng cấp trên để được yên thân, thậm chí là có một số quyền lợi. Ở đây chúng ta thấy, cách thức thiết kế tổ chức, phân bổ quyền lực, kiểm soát quyền lực… đã là điều kiện để sinh ra “nịnh bợ, lấy lòng”.

Đó là đối với nhân viên, cấp dưới. Còn đối với lãnh đạo, như trên đã nói, nếu một người lãnh đạo có đức độ, có tài năng, có một nhân cách trong sáng… cộng với sự biết cách quản lý, minh bạch, biết trọng dụng tài năng, nguồn nhân lực, biết định hướng mục tiêu và tìm mọi giải pháp để thực hiện cho đạt được mục tiêu chung… thì cũng là lãnh đạo đó thôi, nhưng tự nhiên điều kiện để sinh ra sự nịnh bợ bị triệt tiêu. Nhân viên chỉ biết làm việc, cống hiến hết khả năng của mình. Điều này không là lý thuyết mà là một thực tế. Người viết bài này đã từng thấy, cũng một cơ quan đơn vị đó, cùng với cách thức thiết kế bộ máy như vậy… nhưng đối với người lãnh đạo này thì cơ quan, đơn vị “đi xuống”, còn người khác lãnh đạo thì “đi lên”, cơ quan đoàn kết, gắn bó, hiệu quả chất lượng công việc cao. Ở đây chúng ta thấy vai trò của người lãnh đạo hết sức quan trọng. Có nịnh bợ, lấy lòng hay không phụ thuộc một phần rất lớn từ người lãnh đạo. Cho nên vừa rồi, cách thức thiết kế các quy định của Đảng, chính quyền rất hay. Cùng với Đề án Văn hóa công vụ (như vừa nêu), thì cũng có những quy định về nêu gương, phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành.

Suy cho cùng, công tác cán bộ, công tác tổ chức là hết sức quan trọng. Cách thức tuyển dụng, xây dựng bộ máy phải chọn cho được người có năng lực chuyên môn, tổ chức quản lý, có đạo đức trong sáng cộng với việc xây dựng các quy chế, quy định rõ ràng, minh bạch… Những điều này phải được lượng hóa, nhận biết một cách rõ ràng thì hy vọng, chuyện nịnh bợ, lấy lòng sẽ giảm đi rất nhiều.

Xin kể một ví dụ để kết thúc bài viết này. Các trung tâm hành chính công cũng với những nhiệm vụ như vậy, nhưng thái độ nhân viên phục vụ trước đây rất khác so với bây giờ. Có những thủ tục rất rõ ràng thì họ cố gắng tạo ra “độ nhòe” để khó dễ người dân, doanh nghiệp. Nhưng nay thì khác hẳn. Nhân viên vui tươi, niềm nở. Bởi nó được giám sát bởi sự minh bạch các thủ tục, bởi ít nhất là sự kiểm soát thái độ phục vụ nhờ sự can thiệp của công nghệ thông tin, của tiếng nói của người dân ngày càng có nhiều diễn đàn để phán ánh thái độ phục vụ của họ. Nói tóm lại là phải công khai, minh bạch. Càng công khai, càng minh bạch thì càng dễ kiểm soát, vì thế, sự nịnh bợ, lấy lòng cũng sẽ ít đi. Càng có nhiều nụ cười như vậy, nếu nói nịnh bợ, lấy lòng thì chính là sự “nịnh bợ lấy lòng” người dân, doanh nghiệp. Đây chính là sự nịnh bợ với động cơ trong sáng.

Bài: LÊ PHƯƠNG - Ảnh: ANH QUÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi

Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi nhận được sự đồng tình ủng hộ của lực lượng nghệ nhân, cộng đồng nhân dân, sự hưởng ứng tích cực của các trường học trên địa bàn.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:
Các tiêu chí cơ bản đáp ứng đầy đủ

Nội dung này đã được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chia sẻ với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, khi trao đổi về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương của tỉnh.

Các tiêu chí cơ bản đáp ứng đầy đủ
Return to top