ClockThứ Sáu, 25/10/2013 06:13

Nợ công nhìn từ đầu tư công

TTH - Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XIII đang diễn ra tại Hà Nội, chương trình thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là nợ công và quản lý nợ công.

Trên thế giới, việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cung cấp tài chính cho Chính phủ Mỹ hoạt động trở lại và nâng trần nợ công của chính phủ, để nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ hồi tuần trước, là tín hiệu tích cực, không chỉ người dân Mỹ mà nhiều nước trên thế giới thở phào nhẹ nhỏm. Ai cũng biết, đô la Mỹ là đồng tiền chung và họ có quyền in thêm để trả nợ nhưng không thể làm vậy. Nếu in thêm sẽ lạm phát, đồng đô la sẽ giảm giá trị và vai trò của nền kinh tế đầu tàu này sẽ xuống dốc. Họ phải chấp nhận sống chung với quy luật khắc nghiệt của thị trường tiền tệ. Điều này cho thấy, nợ công là vấn đề đáng lo lắng của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam ta những năm qua, nợ công chiếm dao động trên dưới 50% GDP và đang giữ mức độ an toàn, nhưng không thể chủ quan.

Thực tế cho thấy, nguồn vốn từ nợ công đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nhiều địa phương; trong đó, đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một phần không nhỏ. Thông qua đầu tư công, hạ tầng giao thông, thủy lợi và các công trình phúc lợi khác ngày một phát triển nhiều hơn phục vụ đắc lực cho công cuộc kiến thiết đất nước, thúc đẩy đời sống kinh tế xã hội, mang lại no ấm cho người dân. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đầu tư công trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả đáng kể. Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, bệnh viện, trường học... liên tiếp được đưa vào sử dụng, đã làm đổi thay tích cực bộ mặt nông thôn, thành thị; đời sống người dân từng bước được nâng cao. Một số công trình có thể kể đến như: cầu Dã Viên, thủy lợi Tây Hưng, thủy lợi Tây Nam Hương Trà, hồ Tả Trạch; hệ thống cầu vượt sông vượt phá và nhiều công trình phúc lợi khác, với kinh phí đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.

Hiệu quả kinh tế xã hội mà đầu tư công mang lại rất rõ. Tuy nhiên, đầu tư công hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện đầu tư tại một số công trình. Các tồn tại tập trung trong công tác quy hoạch, công tác chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết định đầu tư, khảo sát thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, bố trí sử dụng vốn, lựa chọn nhà thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu... gây thất thoát lãng phí ngân sách Nhà nước. Tuyến tránh Huế là một ví dụ. Được xây dựng hoàn thành vào năm 2003, với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng nhưng chỉ vài năm sau đã xuống cấp; Nhà nước phải đầu tư thêm gần 500 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cho lưu thông. Bên cạnh đó, còn nhiều công trình ì ạch kéo dài phải bổ sung vốn; nhiều dự án chiếm đất, làm ăn không tính toán, để hàng tồn kho lớn một cách lãng phí.

Điều đáng mừng là trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp về tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội... Các giải pháp đó đã mang lại kết quả khả quan, giữ được mức an toàn nợ công. GDP năm nay ước tăng khoảng 5,4% so với năm 2012. Nền kinh tế đang trên đà phục hồi, các ngành, các lĩnh vực đều đạt những kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của Chính phủ, nền kinh tế chúng ta hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dầu có cải thiện nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra; kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc; lạm phát vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại; nợ xấu chưa được giải quyết cơ bản; tiến độ thu ngân sách thấp so với dự toán cả năm, ảnh hưởng đến cân đối của ngân sách các cấp (thu ngân sách Nhà nước cả năm 2013 ước đạt 795 nghìn tỷ đồng, giảm 21 nghìn tỷ đồng so với dự toán). Tệ nạn tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được đẩy lùi.

Để nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí trong đầu tư công, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo giới hạn an toàn cho nợ công thì cần thúc đẩy việc đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán nghiêm ngặt. Việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp Nhà nước cần thực hiện theo tuyển chọn công khai theo những tiêu chí đã được cam kết khi nhận chức về tăng năng suất lao động, hiệu quả đồng vốn... Đẩy lùi các tệ nạn tiêu cực, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo lộ trình trả nợ. Kinh tế vĩ mô vững chắc thì nợ công sẽ trong giới hạn an toàn và được kéo giảm qua từng năm; ngược lại, phúc lợi xã hội sẽ tăng lên! 

Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Return to top