ClockThứ Bảy, 08/09/2012 15:23

Nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học

TTH - Dù làm việc trong điều kiện thiếu thốn, nhưng với lòng yêu nghề, nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ khoa học ở Trung tâm Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (gọi tắt là Trung tâm), thuộc Sở KHCN đã cho ra đời những sản phẩm thiết thực.

Chuyện từ nấm, rơm rạ, rác thải

 

Chị Hồ Thị Thu, một người dân xã Phú Đa theo nghề nấm từ 10 năm nay nhưng cuộc sống gia đình luôn trong cảnh túng thiếu. Đầu năm 2012, gia đình chị khá lên nhờ sự hỗ trợ giống và quy trình kỹ thuật trồng nấm của cán bộ Trung tâm. Thời gian đầu, gia đình mua 500 túi giống nấm sò, 500 túi nấm linh chi từ Trung tâm, đến nay, riêng nấm sò ngày nào chị cũng thu vài kg bán cho khách hàng. Chị Thu cho biết: “Nhờ các nhà khoa học chuyển giao cách trồng nấm theo công nghệ sinh học, chúng tôi mới có được thu nhập cao như hôm nay. Bà con ở đây gọi ThS. Trần Tuấn - Giám đố Trung tâm là ngôi sao hộ mệnh đó”. Hiện nay, gia đình chị Thu không chỉ là địa chỉ trồng nấm để bán mà là nơi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm cho người dân trong vùng.

 

Chăm sóc và thu hoạch nấm ở các gia đình xã Phú Đa

 

Trường hợp khác là chị Hồ Thị Thảo ở thôn 5, Thủy Phương (Hương Thủy) hay gia trại anh Nguyễn Văn Thúc ở Phú Thượng (Phú Vang) đã trồng nấm thành công nhờ hướng dẫn của cán bộ khoa học ở Trung tâm. Chỉ sau 1 năm gây dựng, mô hình trồng nấm của chị Thảo, anh Thúc thu về mỗi hàng tháng trên chục triệu đồng. Hiện tại, hai gia trại nấm này đang tiếp tục nhân rộng nhiều loại nấm.

 

Cách đây 3 năm, Trung tâm đã nghiên cứu thành công mô hình chế biến rơm rạ, rác thải thành phân bón hữu cơ được mọi người dân hưởng ứng cao. Ông Trương Hinh, ở xã Thủy Vân Hương Thủy, một trong nhiều hộ dân đầu tiên áp dụng mô hình của Trung tâm nhận xét: “Hàng của Trung tâm đưa về dễ làm, giảm thiểu lượng rơm rạ, rác thải ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được chi phí”. Sau khi nhiều nông dân ở thị xã Hương Thủy ứng dụng thành công “hàng” của Trung tâm đã triển khai tại xã Hương Chữ (Hương Trà) thông qua dự án “Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh để làm phân bón hữu cơ” do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển xã hội tỉnh hỗ trợ kinh phí. Đáng nói, khi đến xã Hương Chữ, từ lãnh đạo địa phương đến người dân ai cũng “mê” đến bây giờ, bởi môi trường xóm làng ở đây trở nên khang trang, sạch sẽ do lượng rác thải ở khu chợ, dân cư, ven sông được thu gom hàng tuần, hàng tháng...

 

Thêm nhiều “sản phẩm” mới

 

Đến bây giờ có khá nhiều “sản phẩm” của Trung tâm nghiên cứu và triển khai tạo được lòng tin ở các đơn vị, người dân trên địa bàn như: Dự án “Hỗ trợ nhân rộng mô hình hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nuôi tôm hạ triều vùng Tam Giang - Cầu Hai”; dự án “Hỗ trợ xử lý nước ngầm nhiễm phèn của xã Lộc Thủy-Phú Lộc”; dự án tư vấn và hỗ trợ cho huyện Quảng Điền xây dựng dự án “Nuôi Nhông trên cát ở xã Quảng Lợi”; dự án “Xây dựng sản xuất chất đốt bằng đùn ép trấu giảm thiểu môi trường” ở xã Phong Bình, Phong Điền... Đặc biệt, Trung tâm đang triển khai dự án sản xuất chế phẩm sinh học để xử lý bèo, rơm rạ, rác thải với nguồn kinh phí của Trung ương, tỉnh hỗ trợ khoảng 3 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ xây dựng nhà xưởng, kho chứa ở xã Phú Đa, Phú Vang với mục tiêu hướng đến tháng 5/2014 là sản xuất, cung cấp chế phẩm sinh học Micromic-3 cho người dân có nhu cầu để chế biến rơm rạ thành phân bón. Đồng thời, Trung tâm thu mua phế phẩm rơm rạ, bèo, rác thải các địa phương để trực tiếp xử lý, chế biến cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho nông dân trong và ngoài tỉnh.

 

Năm 2012, Trung tâm triển khai dự án: “Xây dựng mô hình thí điểm xử lý khói bụi và khí độc hại ở làng nghề đúc đồng Phường Đúc và phường Thủy Xuân - TP Huế” thành công. Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Nhạn, Chủ nhiệm HTX Đúc cơ khí Thủy Xuân, chủ cơ sở áp dụng thí điểm mô hình, chi phí để vận hành hệ thống tiêu tốn tiền điện không nhiều nhưng môi trường làm việc lúc nào cũng sạch sẽ. Theo ông Nhạn: “Cần nhân rộng dự án này nhiều nơi, bởi đây là mô hình đưa ra giải pháp trang bị hệ thống xử lý khí thải trong các hộ dân tại làng nghề, đảm bảo yêu cầu về môi trường, giúp làng nghề tồn tại, phát triển không phải di dời”.

 

Đề xuất từ Trung tâm

 

“Đã có không ít đề tài, dự án KHCN ra đời từ Trung tâm phục vụ có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển. Tuy nhiên, công tác chuyển giao ứng dụng thực tế đời sống người dân chưa nhiều. Nhiều sản phẩm nghiên cứu thành công nhưng chỉ nằm trên giấy” - Th.s Trần Tuấn - nhận định. Một nguyên nhân khiến cho những đề tài, dự án của Trung tâm chưa về với địa phương là do lãnh đạo các cấp ngành, địa phương chưa quan tâm, tạo cơ chế thuận lợi. Hơn nữa, người nông dân chưa mặn mà tiếp nhận sản phẩm. Họ vẫn mang nặng tư tưởng “cho thì nhận” dù biết áp dụng các dự án, đề tài KHCN vào sản xuất nuôi trồng mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

 

Theo Ths Tuấn, hiện đội ngũ cán bộ Trung tâm rất mỏng (chỉ 3 biên chế và 21 hợp đồng), trang thiết bị lạc hậu, đồng lương thấp rất dễ bị dao động. Mọi cán bộ ở Trung tâm đều có năng lực, tâm huyết, nhưng để gắn bó với nghề, xây dựng được địa chỉ chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN vững mạnh rất cần sự quan tâm nhiều phía của tỉnh.

 

Minh Văn

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top