ClockThứ Tư, 11/11/2020 06:45

Nỗ lực để trường học sạch đẹp sau lũ

TTH - Ngoài kết nối những tấm lòng để học trò có thêm dụng cụ thiết bị học tập, sách vở, thầy cô giáo cùng phụ huynh, các đoàn thể đã không ngừng nỗ lực để các trường học trở lại bình thường, sạch đẹp sau lũ…

Không để sinh viên bỏ học sau bão lũNhiều trường cho sinh viên đi học trở lại từ 15/10

Trao đồ dùng học tập cho học sinh Trường tiểu học Phú Mỹ 2. Ảnh: Phước Châu

Đảm bảo môi trường sạch sẽ

Các đợt bão lũ vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Dù đã chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai nhưng do mực nước lũ quá cao kèm theo mưa bão nên nhiều trường phòng học bị tốc mái, sập nhà xe, hư hỏng trang thiết bị dạy học, sân vườn… Với phương châm “Nước rút đến đâu khắc phục nhanh, hiệu quả đến đó”, nhanh chóng ổn định hoạt động dạy và học, các trường đã huy động cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các hội đoàn thể chung tay dọn bùn non, vệ sinh lớp học.

Lực lượng bộ đội đã hỗ trợ kịp thời cho giáo viên ở các trường khi tăng cường lực lượng để dọn dẹp vệ sinh trường lớp.

Nhiều trường ở vùng thấp trũng, lượng bùn non dày đặc, nhà trường phải thuê máy về nạo vét. Cô giáo Lê Thị Loan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Quảng Phú (Quảng Điền) bộc bạch, giáo viên có tinh thần chủ động khi kịp thời đem tài liệu, sách vở học sinh đến nơi cao ráo. Sau khi nước rút, nhiều phụ huynh đã tình nguyện đến dọn dẹp giúp nhà trường, đóng lại bàn ghế do nước lụt ngâm lâu ngày và lau chùi bùn non bám từng lớp.

Thầy giáo Nguyễn Đình Dũng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Đa 3 (Phú Vang) cho biết, đội ngũ cán bộ giáo viên ở đây đã chủ động vệ sinh môi trường, phòng học, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh vẫn được nhà trường tiến hành sau lụt, đồng thời trường tìm các nguồn hỗ trợ để nhanh chóng ổn định việc học của học sinh

Dù đã có sự chuẩn bị trước, nhưng do sức tàn phá của các đợt thiên tai quá nặng, nhiều phòng học bị ngập khiến hệ thống bàn ghế bằng chất liệu gỗ ép hư hỏng hoàn toàn. Trên tinh thần vận dụng lực lượng tại chỗ, sau nhiều ngày lao động cật lực của toàn thể CBGV, NV, trường đã đảm bảo an toàn, sạch sẽ trước ngày đón học sinh trở lại trường. Cô Trương Thị Thiên Lý, Hiệu trưởng Trường TH Đông Hiền, xã Phong Hiền (Phong Điền) thông tin.

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền, toàn huyện có 47/61 trường bị thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học… (trong đó: mầm non 25/26 trường, tiểu học 11/20 trường, TH&THCS, THCS 11/15 trường); 3.417/13.493 học sinh các cấp bị ướt sách vở, hư hỏng dụng cụ học tập. Ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Nằm ở vùng thấp trũng nên Quảng Điền là địa phương chịu thiệt hại nặng do lũ lụt. Dù vậy, ngành GD&ĐT nơi đây vẫn cố gắng từng bước khắc phục khó khăn để các em học sinh có thể đến lớp sớm nhất. Thầy giáo Nguyễn Thái Hiệp, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Quảng Điền nói.

Ngành GD&ĐT thị xã Hương Thủy, Phú Lộc… cũng huy động sự vào cuộc, chung tay của các đoàn thể, phụ huynh, CB-GVNV để khắc phục khó khăn, ổn định trường lớp nhằm đảm bảo môi trường an toàn, sạch sẽ trước khi đón học sinh trở lại sau lũ.

Tuy vậy, sau những trận lụt liên tiếp, nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, con số này có nơi lên đến 90%, chưa kể nhiều vùng nông nghiệp phụ huynh không có tích trữ, cây trái rau màu lương thực hư hỏng, đời sống kinh tế rơi vào khó khăn dẫn đến việc đến trường của con em nhọc nhằn hơn.

Kết nối những tấm lòng

Không để học sinh nào phải bỏ học do thiếu dụng cụ học tập, sách vở sau lũ, Sở GD &ĐT đã kêu gọi các "mạnh thường quân", tổ chức từ thiện chung tay góp sức giúp các trường học khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm đưa hoạt động dạy học trở lại bình thường. Theo đó, ngành GD &ĐT thành lập ban tiếp nhận để sớm chuyển các sự hỗ trợ về những trường, học sinh chịu thiệt hại nặng. Nhờ thế, đã có rất nhiều tấm lòng được kết nối đến với các trường vùng ngập lụt. 

Phòng GD &ĐT Phong Điền cũng kết nối, kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, áo quần và cả nhu yếu phẩm… giúp các em đủ điều kiện đến trường. Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Phong Điền cho biết, đến nay 100% học sinh trên địa bàn được nhận quà hỗ trợ. Riêng với những học sinh nghèo, cận nghèo và học sinh có gia đình bị ảnh hưởng nặng do lũ được quan tâm đặc biệt… nên không có học sinh nào phải nghỉ học do lũ.

Bên cạnh các giải pháp cứu trợ nhu yếu phẩm và vật để giúp đỡ khẩn cấp cho phụ huynh và học sinh, ngành đã đặt ra nhiều giải pháp để khắc phục hệ thống trường lớp, khi thời tiết thuận lợi tổ chức dạy bù để đảm bảo kế hoạch dạy học đúng tiến độ. Với những trường bị thiệt hại nặng, cần kinh phí lớn, phòng sẽ tham mưu cấp trên để có phương án giải quyết. Thầy giáo Nguyễn Phi Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Điền chia sẻ.

Tại Hương Trà đã có gần 1.400 bộ sách giáo khoa, 10.000 quyển vở của học sinh bị nước lũ làm hư hỏng đã và đang được các nhà hảo tâm hỗ trợ để các em kịp đến trường. Cô giáo Nguyễn Thị Huy, Trưởng phòng GD&ĐT Hương Trà thông tin.

Không ít cán bộ giáo viên ở các trường đồng hành cùng các em khi kêu gọi giúp đỡ cho học sinh, và họ đã được cộng đồng chung tay. Những chuyến xe tình nghĩa mang áo quần, sách vở, lương thực, học bổng đã đến với các trường. Toàn xã hội đã “hong khô” niềm tin cho học sinh vùng lũ, giúp các em thêm nghị lực để vượt qua năm học khó khăn này. Cô Trương Thị Thiên Lý, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Hiền (Phong Điền) cho biết, ngoài sách vở, 100% học sinh nhà trường đã được "mạnh thường quân" tặng mỗi em hai áo ấm.

Theo lãnh đạo Sở GD & ĐT, sau lũ, ngoài tập trung hỗ trợ khắc phục thiệt hại, ngành cũng chỉ đạo các trường bố trí thời gian hợp lý để có kế hoạch dạy bù cho những học sinh nghỉ học dài ngày để các em theo kịp chương trình, đảm bảo chất lượng dạy học...

Lan-Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm
Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ

Đến Đội HSNV Cảnh sát thuộc Phòng HSNV Công an tỉnh vào một ngày cuối tuần; cùng với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, Đại úy Dương Thị Mỹ Hạnh vẫn đang miệt mài, cẩn trọng tổng hợp, sắp xếp, phân loại các hồ sơ cần số hóa, ghép lại từng mảnh tài liệu cũ đang có hiện tượng rách, mục nát.

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ
Dân vũ cần được phát huy trong trường học

Dân vũ là một hoạt động tập thể lành mạnh, mang tính văn hóa sâu sắc. Đây là loại hình nghệ thuật có sự lan tỏa rộng và kết nối nhanh, rất thích hợp với phong trào thanh niên trường học.

Dân vũ cần được phát huy trong trường học
Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học

Chiều 18/1, tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học

TIN MỚI

Return to top