ClockThứ Hai, 27/12/2021 16:01

Nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”

TTH - Với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, năm 2022, TP. Huế quyết tâm khôi phục, phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh (SXKD) và đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị kết hợp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn.

Để Huế phát triển xứng tầm - kỳ II: Vượt khó, ổn định tình hìnhXây dựng kịch bản cụ thể thực hiện "mục tiêu kép" về phát triển kinh tế - xã hộiKỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VIII: Vượt thách thức, thực hiện thắng lợi “Mục tiêu kép”

Năm 2022, TP. Huế tập trung nguồn lực triển khai các DA chỉnh trang đô thị, đầu tư kết nối hạ tầng

Trải qua một năm đầy khó khăn, thử thách do ảnh hưởng của dịch COVID-19, song các cấp ủy, chính quyền, địa phương trên địa bàn TP. Huế đã nỗ lực, tập trung chỉ đạo điều hành bằng những giải pháp quyết liệt vừa phòng, chống dịch, vừa triển khai đồng bộ các nhiệm vụ phát triển KT-XH nên nhiều chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Trong đó, đã thực hiện đạt và vượt 8/13 chỉ tiêu, nổi bật là thu ngân sách đạt 143% so với dự toán; hoạt động xuất khẩu tăng trưởng cao, tổng trị giá xuất khẩu năm 2021 ước đạt 158 triệu USD (kể cả xuất khẩu tại chỗ)...

Trong năm, thành phố tích cực rà soát, xây dựng phương án sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh theo chỉ đạo của UBND tỉnh tạo sinh kế cho người dân; thực hiện kế hoạch “Tuyến phố văn minh thương mại”; chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ góp phần hoàn thành kế hoạch trong năm và của cả nhiệm kỳ.

Năm 2022, với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, thành phố nỗ lực khôi phục, phát triển dịch vụ du lịch, thương mại, đẩy mạnh SXKD; thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tư nhân. Mặt khác, tiếp tục đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị kết hợp phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, văn minh, thân thiện với môi trường; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hoàn thiện chính quyền điện tử, đô thị thông minh; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính... Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 12%, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 2.850 USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng 12%, hỗ trợ giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động...

Để đạt được các mục tiêu trên, thành phố quyết tâm thực hiện 6 chương trình và 8 dự án (DA) trọng điểm, bao gồm chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại; đưa 3 xã Phú Dương, Phú Mậu và Thủy Bằng thành 3 phường; phát triển du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển kinh tế tư nhân; chương trình di dời các hộ dân trong khu vực I Kinh thành Huế; đầu tư kết nối hạ tầng với khu vực TP. Huế mở rộng...  

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật, năm 2022, thành phố tập trung phát triển kinh tế gắn với du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển theo các lĩnh vực kinh tế đêm gắn với ngày, kinh tế biển - đầm phá, kinh tế nông nghiệp; thực hiện hiệu quả Đề án Phố đêm Hoàng Thành; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của Phố đi bộ Chu Văn An - Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu. Ngoài ra, thực hiện các chính sách hỗ trợ, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp sạch, đổi mới thiết bị công nghệ để sản xuất hàng hóa có sản phẩm chủ lực, chất lượng; hình thành khu vực sản xuất rau, củ, quả, sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn gắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.

Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, sẽ thực hiện tốt Nghị quyết 05 của Thành ủy về tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống và phong tục, tập quán Huế đặc sắc gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Trong đó, gắn văn hóa Huế với phát triển du lịch; quan tâm việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đình làng, nhà rường, nhà lưu niệm... Triển khai thực hiện đảm bảo các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm
Return to top