ClockThứ Hai, 25/12/2017 16:11

Nỗ lực và ghi nhận

TTH - Dẫu chưa như mong muốn, nhưng gần đây công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) ở Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Truyền thông pháp luật lao động, dân số KHHGĐ cho nữ công nhânTăng tuổi nghỉ hưu để ứng phó với già hóa dân sốThủ tướng chỉ đạo chuẩn bị Tổng điều tra dân số và nhà ở

Thực hiện đề án Chăm sóc người cao tuổi ở TP. Huế

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt

Với đặc thù ở địa phương, Thừa Thiên Huế có kế hoạch, giải pháp tích cực thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Nổi bật là công tác truyền thông được phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, thông qua nhiều nội dung, hình thức phù hợp, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân. Trong đó, quan tâm nhiều đến các đối tượng khó tiếp cận ở những vùng đặc thù, đối tượng học sinh, sinh viên. Hàng năm, Thừa Thiên Huế triển khai các chiến dịch lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) đến vùng sâu, vùng xa, kịp thời cung cấp dịch vụ KHHGĐ, các phương tiện tránh thai hiện đại cho đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.

Chi cục DS-KHHGD tỉnh, Sở Y tế, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án, mô hình về DS-KHHGĐ, như kiểm soát dân số vùng biển và ven biển; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng... Quá trình thực hiện các đề án, mô hình, Thừa Thiên Huế chú trọng đến mô hình cụm dân cư “Không sinh con thứ 3 trở lên” thông qua việc tổ chức ký cam kết giữa các ban, ngành, đơn vị, địa phương. Gần đây, Chi cục phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh đẩy mạnh truyền thông, xây dựng các câu lạc bộ (CLB) “Không sinh con thứ 3 trở lên” tại các khu công nghiệp Phong Điền, Phú Bài, Phú Lộc... Hàng năm, các đơn vị, địa phương được tiến hành phúc tra đề nghị công nhận đạt chuẩn mô hình cụm dân cư, CLB không có người sinh con thứ 3 trở lên trong thời gian 3 năm và 5 năm. Đến nay, toàn tỉnh xây dựng, duy trì hoạt động 1.038/1291 cụm dân cư, CLB không sinh con thứ 3 trở lên.

Từ các hoạt động trên, các chỉ tiêu về  công tác DS-KHHGĐ ở Thừa Thiên Huế năm sau tích cực hơn năm trước. Năm 2017, các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt, như: giảm sinh đạt 0,2% (đạt kế hoạch); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,4% so với năm 2016 (hiện ở mức 14,1%); tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh là 113,2 bé trai/100 bé gái, vượt chỉ tiêu kế hoạch… Quy mô gia đình có 1 hoặc 2 con ngày càng phổ biến. Nhịp độ gia tăng dân số nhanh cơ bản được khống chế. Chất lượng dân số được nâng lên, tuổi thọ trung bình được nâng cao.

Vẫn mỗi gia đình nên có 2 con

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), liên quan đến chính sách dân số, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển; chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Xem công tác dân số và phát triển là nhiệm vụ của toàn dân; đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá; tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế, bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số".

Hiện nay, ngoài công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, công tác dân số được mọi người dân quan tâm; nhất là vừa qua Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) có đề cập, chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển.

Bác sĩ CK II Tôn Thất Chiểu, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: "Nội dung của Hội nghị Trung ương 6 vừa qua là tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh và nuôi dạy con tốt để duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, với quy mô dân số hợp lý (khoảng 104 triệu người vào năm 2030). Tập trung ưu tiên vận động sinh ít con hơn ở vùng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp…

Theo bác sĩ Tôn Thất Chiểu, nội dung dân số được Trung ương đề cập phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Bởi khi chất lượng dân số được quan tâm, có nghĩa là nâng cao thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển. Vấn đề này, nhiều năm qua ở Thừa Thiên Huế quan tâm thực hiện như hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách; phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dân số thông qua các đề án, mô hình, như  kiểm soát mất cân bằng giới tính, sàng lọc trước sau sinh, tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn chăm sóc người cao tuổi…

Hiện nay, công tác DS-KHHGĐ ở Thừa Thiên Huế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức về tình trạng mất cân bằng giới tính khó kiểm soát; chất lượng dân số chưa cao, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... Bác sĩ Tôn Thất Chiểu cho biết, hiện nguồn kinh phí thực hiện công tác DS-KHHGĐ còn hạn chế. Song, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiếp tục chủ động cân đối nguồn ngân sách địa phương và huy động, đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá về công tác DS-KHHGĐ, với quy mô gia đình có 1-2 con; thực hiện các đề án của tỉnh về chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em giai đoạn 2017-2020 và 2017-2025… nhằm nâng cao chất lượng dân số trong thời gian đến.

Bài, ảnh: Khánh Quan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Chuẩn bị tốt cho công tác huấn luyện

Đầu tháng 3, sau lễ ra quân huấn luyện, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh sẽ đồng loạt triển khai công tác huấn luyện năm 2024. Tất cả đã sẵn sàng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.

Chuẩn bị tốt cho công tác huấn luyện
Hàn Quốc: Hơn 150 trường tiểu học không có học sinh lớp 1

Bộ Giáo dục Hàn Quốc mới đây cho biết tổng cộng 157 trường tiểu học trên khắp cả nước sẽ không có học sinh lớp 1 nào nhập học vào tháng 3 này, do số lượng học sinh mới dự kiến sẽ thấp kỷ lục trong năm học sắp tới.

Hàn Quốc Hơn 150 trường tiểu học không có học sinh lớp 1

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top