ClockThứ Tư, 20/07/2016 14:02

"Nỗi buồn chiến tranh" chưa đủ phiếu đoạt giải thưởng Nhà nước

Nhà văn Bảo Ninh với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh trượt giải thưởng Nhà nước năm 2016 gây bất ngờ cho nhiều người, nhất là những người làm trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

“Nỗi buồn chiến tranh” là một trong những tác phẩm Việt Nam được bạn bè trên thế giới biết đến nhiều nhất, đã đến với bạn đọc thế giới với nhiều ấn bản khác nhau - Ảnh tư liệu

Sáng ngày 20/7, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN, Phó Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2016 - cho biết ông đã kiến nghị Hội đồng bỏ phiếu lại trường hợp nhà văn Bảo Ninh.

Nhà thơ Hữu Thỉnh từng chia sẻ trên báo chí rằng, nhà văn Bảo Ninh mặc dù đã được cả bốn thành viên là nhà văn,

Nỗi buồn chiến tranh là một trong những cuốn sách của VN được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất và được bạn bè trên thế giới biết đến nhiều nhất

Nhà văn Khuất Quang

nhà thơ trong Hội đồng (bao gồm: Hữu Thỉnh, Chu Lai, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Trí Huân) ra sức thuyết phục, bảo vệ, nhưng cuối cùng vẫn “trượt” bởi ông chỉ được 76% số phiếu tán thành.

Trong khi đó, theo quy định, các tác phẩm, cụm tác phẩm được đề nghị xét tặng giải thưởng phải được ít nhất đạt 90% số phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng cấp Nhà nước.

Nhà văn Bảo Ninh với tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh đã vượt qua vòng bỏ phiếu của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Nhưng ông đã không nhận được đủ số phiếu tán thành tại Hội đồng cấp Nhà nước.

Nhà văn Chu Lai cho biết vì là thành viên của Hội đồng cấp Nhà nước, nên ông chưa thể chia sẻ được nhiều thông tin về trường hợp của tác giả Nỗi buồn chiến tranh.

Nhưng ông khẳng định, tại vòng bỏ phiếu Hội đồng cấp Nhà nước, ông đã mất nửa giờ đồng hồ để hùng biện về giá trị văn chương, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh và tác giả Bảo Ninh. Và cuối cùng kết quả không như ông và các nhà văn khác mong đợi, bởi Hội đồng có 28 thành viên thuộc các lĩnh vực khác nhau và không phải thành viên nào cũng ủng hộ Bảo Ninh.

Nhà văn Khuất Quang Thuỵ chia sẻ ông cũng rất hy vọng và mong mỏi nhà văn Bảo Ninh sẽ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2016, bởi ở vòng cơ sở và Hội đồng chuyên ngành, tác giả Nỗi buồn chiến tranh được bỏ phiếu rất cao.

“Tôi chỉ tham gia Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng chuyên ngành, nhưng đến Hội đồng cấp Nhà nước thì chỉ có một vài nhà văn được tham gia, nên tiếng nói của Nhà văn bé lắm!” - nhà văn Khuất Quang Thụy nói.

Ông nói thêm, những ngày qua, ở báo Văn nghệ, ông nhận được rất nhiều thư bạn đọc bày tỏ sự tiếc nuối khi tác giả Nỗi buồn chiến tranh trượt giải thưởng Nhà nước.

“Với tư cách là một tác giả cũng viết nhiều về chiến tranh, tôi rất tiếc cho trường hợp nhà văn Bảo Ninh, bởi một tác giả có thành tựu như vậy mà không được công nhận.

Nỗi buồn chiến tranh là một trong những cuốn sách của VN được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất và được bạn bè trên thế giới biết đến nhiều nhất. Chưa thể nói tác phẩm hay đến mức độ nào, nhưng tác phẩm đã có bạn đọc ở khắp nơi trên thế giới. Đây là cuốn sách có giá trị, cống hiến” - nhà văn Khuất Quang Thụy chia sẻ.

Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật năm 2016 được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đồng có 28 thành viên do ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL làm Chủ tịch. Bốn phó Chủ tịch Hội đồng bao gồm: Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Khánh Hải, Phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức, Phó trưởng ban thi đua khen thưởng Trung ương Vương Văn Đỉnh và nhà thơ Hữu Thỉnh.

Ngoài các uỷ viên là các chuyên gia, đại diện các Hội văn học nghệ thuật trung ương, Hội đồng cấp Nhà nước còn có đại diện của Văn phòng Chủ tịch nước, đại diện Bộ TT-TT, đại diện Tổng cục An ninh Bộ Công an, đại diện Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN, Bộ Quốc phòng và đại diện Vụ thi đua khen thưởng của Bộ VH-TT&DL.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

TIN MỚI

Return to top