ClockThứ Năm, 25/11/2021 13:30

“Nồi cháo tình thương” của một nhân viên thư viện

TTH - Nhắc đến chị, nhiều người không biết công việc chị đang làm, họ biết đến chị là một phụ nữ với “Nồi cháo tình thương” giúp đỡ cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc trong nhiều năm qua.

Tình thương, trách nhiệmẤm lòng người bệnh

Chị Nguyễn Thị Hồng Phúc (đứng) bên “Tủ áo quần tình thương” do bản thân vận động thành lập

Mỗi thứ tư hàng tuần, chị Nguyễn Thị Hồng Phúc, nhân viên thư viện Trường THCS thị trấn Phú Lộc lại dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị nồi cháo tình thương giúp đỡ cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Y tế Phú Lộc. Công tác từ thiện với mô hình “Nồi cháo tình thương” của chị đến nay đã hơn 3 năm, lan tỏa rộng khắp với nhiều hoạt động thiết thực, thu hút các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh cùng chung tay ủng hộ.  

Chị Phúc tâm sự: Trong những lần vào thăm người thân ở bệnh viện, thấy người nhà các bệnh nhân mỗi lần lo bữa ăn cho người bệnh phải chạy ngược xuôi về đến chợ Cầu Hai giữa cái nắng gay gắt, hay trong mưa gió rét mướt. Từ đó mình quyết định nấu cháo để giúp đỡ bà con. Ban đầu cũng chỉ một nồi cháo nhỏ, sau khi các mạnh thường quân thấy mình làm đã chung tay tiếp thêm nguồn lực, nên nồi cháo tình thương ra đời...

Bà Nguyễn Thị Hòa, một người nhà bệnh nhân thường nhận các phần cháo hỗ trợ từ chị Phúc, cảm kích: Việc nuôi bệnh rất vất vả, các khoản chi phí thuốc men, phẫu thuật, điều trị rất tốn kém. Nhờ chị Phúc hỗ trợ các bữa ăn nên bà con vào viện như tôi đỡ vất vả và tiết kiệm thêm khoản chi phí. Đây là nghĩa cử đáng trân trọng, nhất là trong hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật...

Qua hơn 3 năm hoạt động, ngoài nồi cháo tình thương đang cấp phát miễn phí cho các hoàn cảnh khó khăn vào thứ tư hàng tuần tại Bệnh viện Phú Lộc, mô hình này còn được nhân rộng ra với các hoạt động ý nghĩa khác. Chị Phúc còn đến tận các gia đình để vận động học sinh bỏ học trở lại trường, giúp đóng học phí, mua bảo hiểm y tế cho các em có hoàn cảnh khó khăn...

Là một nhân viên thư viện trường học, chị đã thu xếp công việc, xin Ban giám hiệu nhà trường tranh thủ vào thứ tư hàng tuần để thực hiện công việc từ thiện. Sau khi “Nồi cháo tình thương” đi vào hoạt động đều đặn, chị Phúc còn tổ chức thêm “Tủ áo quần tình thương” đặt tại các địa điểm công cộng để phân phát áo quần miễn phí cho người nghèo; vận động thành lập các “Tủ sách tình thương” giúp các em học sinh nghèo, người dân tộc thiểu số có điều kiện đọc sách và chia sẻ cho nhau nhằm nâng cao kiến thức trong học tập.

Qua chuyến thăm 2 gia đình có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Lộc Trì, chị cũng đã vận động kinh phí lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt cho 2 hộ gia đình này, đồng thời hỗ trợ kinh phí học tập cho con em của họ. “Nguyện vọng của tôi mong muốn các nhà hảo tâm tiếp tục cùng chung tay giúp đỡ để lan tỏa tình thương yêu đến với các trường hợp neo đơn, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn...”, chị Phúc bày tỏ.

Ngoài những hoạt động trên, hằng năm, chị Phúc cùng các nhà hảo tâm tổ chức vui Tết Trung thu, Ngày Quốc tế thiếu nhi và tặng quà cho các cháu ở vùng khó khăn, con em đồng bào dân tộc thiểu số, may áo quần, mua sắm giày dép, áo ấm cho học sinh nghèo ở các trường học với số tiền gần 200 triệu đồng; phát thưởng và tặng quà cho các em học sinh vượt khó học giỏi gần 150 triệu đồng; kêu gọi các tổ chức, mạnh thường quân xây dựng nhà cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cùng đó, chị thường xuyên nắm bắt những hoàn cảnh khó khăn đột xuất trên địa bàn để thăm hỏi và tặng quà, nhằm kịp thời động viên, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống...

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Phú Lộc - Nguyễn Minh, những việc làm thiết thực của chị Nguyễn Thị Hồng Phúc đã tạo được sự tin tưởng, hưởng ứng tích cực từ cộng đồng, nhà trường và các nhà hảo tâm trong và ngoài nước. Các hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vừa sôi nổi, mạnh mẽ, hình thức phong phú, lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân dân, thúc đẩy các tầng lớp nhân dân hưởng ứng phong trào vì an sinh xã hội. Chị Nguyễn Thị Hồng Phúc là cá nhân điển hình trong học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất giải pháp hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội

Tại hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra ngày 16/3, Bộ Xây dựng đã kiến nghị nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.

Đề xuất giải pháp hoàn thành 130 000 căn nhà ở xã hội
Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn

Nắm bắt xu hướng nhu cầu về dinh dưỡng trong đời sống ngày càng cao, năm 2024, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế bắt đầu mở khóa đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng đầu tiên.

Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Tập tàng mà nấu canh tôm

Trời nắng hanh hao, tần ngần một hồi trước quầy rau củ và lời mời chào của dì bán rau, ánh mắt tôi dừng lại trước mớ rau tập tàng non xanh nằm lẫn giữa đám xà lách và tần ô. Trời này mà húp một ngụm canh rau tập tàng nấu tôm thì cứ phải gọi là mát lòng mát dạ.

Tập tàng mà nấu canh tôm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top