ClockThứ Tư, 02/10/2019 08:44

Nỗi đau còn đó - Kỳ 2: Không là chuyện của riêng ai

TTH - Bạo lực gia đình (BLGĐ) có chiều hướng giảm các vụ việc nghiêm trọng, nhưng vẫn đang âm ỉ trong nhiều gia đình, cần sự tích cực vào cuộc của các cấp, các ngành để ngăn chặn những hệ lụy.

Nỗi đau còn đó - kỳ 1: Chệch hướngGiảm bạo lực gia đình: Nạn nhân cần lên tiếng

Hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ A Lưới phát triển kinh tế

Nhiều nguyên nhân 

Nhìn thẳng vào nguyên nhân của BLGĐ, hầu hết những nạn nhân của BLGĐ cho rằng, xã hội còn tồn tại nhiều định kiến giới, chưa nhận thức đúng về bình đẳng giới. Vì vậy, nhiều người chồng tự cho mình những “đặc quyền” đối với vợ, kể cả "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay".

Theo Luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh, tồn tại của tình trạng BLGĐ sự phản kháng của chính người bị bạo hành, sự vào cuộc của xã hội, các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội thiếu quyết liệt, còn nặng tư tưởng “đèn nhà ai nấy rạng”. Điều này dẫn đến việc không kịp thời tố giác các hành vi vi phạm, không can thiệp để bảo vệ quyền, lợi ích của người bị bạo hành.

Nhìn nhận những vụ án đau lòng mà bị nạn và bị hại đều là người trong một gia đình thời gian qua, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng khoa Tâm lý, Trường đại học Sư phạm Huế cho biết: "Do nghiện ma túy, nghiện các game bạo lực hay ghen tuông, nên một số cá nhân không kiểm soát được hành vi, dẫn đến những hành động mất cả tính người".

Nạn nhân hãy lên tiếng

Năm 2018, toàn tỉnh có 371 vụ BLGĐ, trong đó nạn nhân nữ là 261 người. Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn BLGĐ rất cần sự chung tay giải quyết và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần quan tâm.

Riêng đối với nạn nhân bị BLGĐ, cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết. Chị em cũng cần trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ hiểu biết, biết tự chăm sóc bản thân, nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc. Khi bị bạo hành không nên nín nhịn, bưng bít mà cần tìm đến cơ quan tư vấn, tìm đến sự giúp đỡ của người thân, của hàng xóm, các ban ngành đoàn thể để can thiệp kịp thời.

Từ một nạn nhân của BLGĐ, chị Nguyễn Thị Cam ở thôn Lê Bình, xã Phú Xuân (Phú Vang) trở thành Chi hội trưởng phụ nữ tiêu biểu. Chị Cam chia sẻ, không thể chịu mãi cảnh đòn roi như cơm bữa và cũng không nỡ ly hôn vì thương các con, chị chủ động tìm đến hội phụ nữ học hỏi kinh nghiệm. Qua các lớp tập huấn, chị biết được cách ứng xử khi vợ chồng xung đột theo phương châm “chồng giận thì vợ bớt lời”, cách kiềm chế bản thân để tránh tình trạng “giận quá mất khôn”… “Tôi rèn bản thân trong từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ, hành động mọi lúc mọi nơi”, chị Cam cho biết. Và thực sự chị Cam đã khiến chồng thay đổi. Cuộc sống gia đình chị đã êm ấm, hạnh phúc.

Cần sự vào cuộc từ nhiều phía

Một trong những giải pháp được Sở Văn hóa và Thể thao áp dụng khá hiệu quả trong phòng, chống BLGĐ là thành lập mô hình Phòng, chống BLGĐ tại các thôn, tổ trên địa bàn dân cư. Mô hình này có những hoạt động chính: sinh hoạt CLB gia đình phát triển bền vững, cung cấp đường dây nóng, xây dựng nhóm phòng chống BLGĐ. Sau khi xây dựng thành công tại một số xã ở A Lưới, đến nay, toàn tỉnh có 113 mô hình Phòng, chống BLGĐ, 149 CLB Gia đình phát triển bền vững, 184 đường dây nóng, 247 cơ sở tư vấn và 467 địa chỉ tin cậy cho nạn nhân bị BLGĐ.

Ông Đoàn Văn Sân, Chủ nhiệm mô hình Phòng, chống BLGĐ thôn Bao Vinh, xã Hương Vinh (TX. Hương Trà) cho biết: “Từ khi thành lập mô hình đến nay, người dân trong thôn đã hiểu BLGĐ không chỉ đem lại nỗi đau cho người trong cuộc, mà đó còn là hành vi vi phạm pháp luật, từ đó mọi người cởi mở hơn, chịu nói ra tâm sự của mình và khi có BLGĐ xảy ra, họ báo với CLB để có sự can thiệp kịp thời”.

 Bà Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN cho biết: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLGĐ là do đói nghèo, người phụ nữ không có việc làm, phụ thuộc kinh tế vào chồng... Vì vậy, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ luôn được hội quan tâm. Hiện tại, qua dự án AC (Thụy Điển), Hội LHPN tỉnh đang tích cực trang bị những kỹ năng về tự bảo vệ bản thân cho phụ nữ và trẻ em gái tại các xã của huyện A Lưới.

Theo góc nhìn của nhà tâm lý học, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ: “Trước hết, người làm cha, làm mẹ phải nêu gương. Đồng thời, cần phát huy tốt vai trò của các phương tiện truyền thông, nhất là trong công tác tuyên truyền về gia đình hạnh phúc; phê phán và đề nghị các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các vụ BLGĐ nhằm răn đe".

Luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh lưu ý thêm: "Trang bị kỹ năng phòng ngừa bạo lực, nhất là tư vấn về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới cho các cặp vợ chồng sắp cưới nhằm giúp họ hiểu về hôn nhân và giải quyết những mâu thuẫn phát sinh”.

 "Thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ đổi mới công tác tuyên truyền, không chỉ dựa vào các CLB, các buổi sinh hoạt truyền thống như hiện nay mà phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các hoạt động trong trường học để qua học sinh, giáo viên đưa công tác phòng, chống BLGĐ đến từng hộ dân. Ngoài ra, có thể xây dựng các video clip về phòng, chống BLGĐ phát trên hệ thống các màn hình led quảng cáo nơi công cộng… để người dân dễ tiếp cận", Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Phan Thiên Bình cho biết.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn
Return to top