ClockThứ Hai, 13/06/2016 14:35

Nỗi đau của một gia đình nghèo

TTH - Đang sống hạnh phúc với chồng con, chị Trần Thị Diệu Thanh, 24 tuổi, thôn Đông Phú, xã Phong Bình (huyện Phong Điền) bỗng dưng đổ bệnh, được bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh ưng thư trực tràng giai đoạn cuối. Dù vay ngân hàng, người thân cũng như bán đàn heo, gà, vịt để lấy tiền chạy chữa nhưng bệnh không dứt. Hết tiền, gia đình đưa chị về nhà tự điều trị, sức khỏe vô cùng yếu ớt.

Chị Thanh cùng 3 con nhỏ

Sáu năm trước, chị Thanh nên duyên vợ chồng với anh Lê Văn Hạnh. Đôi vợ chồng sống nhờ vào mẫu ruộng thuê lại của người quen, rảnh rỗi còn đi làm thuê, làm mướn. Ba đứa con lần lượt ra đời. Tuy nhiên, cách đây 7 tháng, được bác sĩ chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Biết tin, chị Thanh suy sụp.

“Lúc ấy tôi động viên vợ mình còn nước còn tát, cố gắng giữ gìn niềm tin để chữa trị. Vợ tôi lắc đầu nói không còn tiền.Tôi động viên rằng cứ yên tâm, mọi chuyện để anh lo” anh Hạnh hồi tưởng. Anh Hạnh tạm gác công việc đồng áng thuê xe đưa chị Thanh lên Bệnh viện Trung ương Huế điều trị. Tại đây, bệnh viện tiến hành phẫu thuật hậu môn rồi lắp hậu môn nhân tạo để xạ trị. Tổng chi phí điều trị, thuốc men cả trăm triệu đồng.

Hết tiền điều trị, chị phải chuyển về nhà. Hễ nghe ai giới thiệu thuốc nam nào chữa được bệnh, người thân chị lặn lội hàng chục cây số xin hoặc mua về uống với hy vọng đẩy lui bệnh tật. Hơn mười ngày nay, chị Thanh không đi lại được mà chỉ nằm trên giường, sinh hoạt cá nhân diễn ra tại chỗ. Mỗi ngày, chị ăn được vài muỗng cháo.

Hiện nay, chị còn 38kg, bụng trương lớn. Ngồi cạnh chị là 3 đứa con nhỏ. Thi thoảng, đứa con út 18 tháng tuổi khóc thét. Chị Thanh nặng nhọc nghiêng mình vỗ về: “Nín đi con. Mẹ đây mà”. Lúc con nín khóc cũng là lúc nước mắt chị đầm đìa. “Mình muốn khỏe mạnh để chăm con. Mình muốn chứng kiến các con khôn lớn thành người”, chị Thanh nghẹn ngào.

Ông Lê Phước Hiền, Trưởng thôn Đông Phú, xã Phong Bình cho biết, gia đình chị Thanh, anh Hạnh nằm trong diện hộ nghèo của xã. Hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và éo le. Chúng tôi cũng đã báo cáo lên cho xã, huyện để có phương án hỗ trợ giúp đỡ. Về phần mình, thôn còn khó khăn nên chỉ có thể hỗ trợ gạo, có lúc thì con cá, con tôm. Mong cộng đồng, nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình chị Thanh vượt qua khó khăn.

Mọi chi tiết xin liên hệ số điện thoại 01669414128 của Anh Lê Văn Hạnh, thôn Đông Phú, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; hoặc Tổ bạn đọc, Báo Thừa Thiên Huế, chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình.

Trần Thảo – Đình Ngọc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Return to top