ClockThứ Bảy, 26/01/2019 10:24

Nỗi đau nhân lên

TTH - Chưa quen với số điện thoại dù đã vài ba lần liên lạc với chị, nhưng chưa kịp hỏi, tiếng đầu dây bên kia nghẹn ngào càng khiến tôi bối rối.

Chắc cũng đoán được, nhưng chị vẫn nói lời cảm ơn trước khi giới thiệu mình là người nhận được hỗ trợ từ bạn đọc nhờ tôi giới thiệu trên chuyên mục Quỹ Sen xanh.

“Em chạy từng đồng để cứu con, vậy mà tiền hỗ trợ cho con ông ấy cũng lấy đi” -Chị nghẹn ngào, nức nở.

Chuyện là, vợ chồng chị ly hôn đến nay đã mấy năm, cách đây mấy tháng thì phát hiện con gái họ bị bệnh nặng. Người chồng với lý do không có khả năng nên không giúp đỡ được gì. Một mình chị vật lộn cứu con.

Được báo chí kêu gọi, một vài bạn đọc đã tìm đến bệnh viện hỗ trợ. Chẳng may, hôm ấy, chồng chị đến thăm con. Chị cố tình lánh mặt với hy vọng ba nó có cơ hội thể hiện sự chăm sóc con dù chỉ một lần. Không ngờ lại đúng lúc có người đến tận nơi để hỗ trợ và họ đã yên tâm trao tiền cho ba của bệnh nhân. Khi về, chị mới hay chồng đã giấu đi số tiền người ta hỗ trợ con chữa bệnh.

“Thôi, coi như không có, con đừng buồn”. Con gật đầu khi nghe lời an ủi của mẹ, nhưng chị biết nỗi đau tinh thần con chị vừa trải qua không nhẹ nhàng hơn chị và cũng không nhẹ hơn so với nỗi đau thể xác nó đang gánh chịu.

Em là học sinh lớp 8. Khi bạn bè cùng trang lứa bắt đầu biết “làm dáng” thì con gái chị phải chịu bao thiệt thời, từ khi ba bỏ rơi ba mẹ con để theo người phụ nữ khác đến việc thiếu thốn vật chất bởi mẹ chỉ là một công chức có mức lương rất thấp. Vậy mà ông trời như vẫn không muốn dừng lại, những cố gắng như muốn tắt lịm từ ngày chị nhận kết quả cho biết con gái chị đã mắc phải căn bệnh hiểm. Biết là khó, nhưng chị vẫn cố hết sức để cứu con. Những tháng ngày cùng con vật lộn với tử thần, chị vẫn thầm ước ba con bé chung tay cùng chị. Không chỉ là vật chất hay chút công chăm sóc, mà là để động viên con. Thế mà hôm ấy, ba của con chị đã không thể vượt qua được số tiền 1 triệu đồng để vớt vát hình ảnh tốt của người cha trong suy nghĩ của con.

Hiểu được nỗi đau của chị, nhưng tôi chỉ biết im lặng khi câu chuyện kết thúc. Muốn lắm, nhưng chẳng biết tìm lời nào để an ủi. Hình như chị vẫn nhận ra sự đồng cảm trong im lặng của tôi, cố đổi giọng để chứng minh mình đã khá hơn, chị nói: “Cũng may, con gái em đã nhìn thấy được trong cuộc sống vẫn có những tấm lòng nhân ái, dù không phải là máu mủ. Nhờ chị gửi lời cảm ơn của mẹ con em đến cơ quan báo và các nhà hảo tâm”.  Tôi chợt nhận ra, thì ra mình vừa được chị an ủi.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm ra “nỗi đau của thị trường”

Nếu trước đây, những người khởi nghiệp tạo ra sản phẩm, rồi khảo sát thị trường, tìm kiếm khách hàng,… thì bây giờ bước đầu tiên là tìm ra “nỗi đau của thị trường” và tạo ra giải pháp hay sản phẩm giải quyết các vấn đề đó.

Tìm ra “nỗi đau của thị trường”
Nỗi đau hậu chiến

Sáng ngày 10/8, tôi nhận được hai yêu cầu của những người chưa quen biết. Cả hai đều là nữ, quê ở miền Bắc và cho biết, sau khi đọc bài “Tấm gương dũng cảm của vị Tham mưu trưởng” (đăng trên Báo Thừa Thiên Huế ngày 12/11/2020), do người thân của họ ở cùng đơn vị với nhân vật mà bài báo đề cập: Thiếu tá Võ Đại An, Tham mưu trưởng Trung đoàn 4 Quân khu Trị Thiên-Huế nên họ đã tìm cách liên lạc với tôi nhờ giúp tìm manh mối nơi hy sinh của những người thân của họ.

Nỗi đau hậu chiến
Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam vơi bớt nỗi đau: “Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”

Chủ trương ấy tiếp tục được ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định tại Hội nghị biểu dương nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin điển hình, tiêu biểu vượt khó. Hoạt động này do Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh tổ chức sáng 4/8, nhân dịp kỷ niệm Ngày Vì nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam (10/8).

Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam vơi bớt nỗi đau “Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”
Cờ vua, nỗi đau & niềm hy vọng

Đằng sau câu chuyện Thừa Thiên Huế từng có đội cờ vua nữ mạnh nhất - nhì cả nước bây giờ không thể có VĐV dự SEA Games, cần đặt ra rõ ràng và sòng phẳng chuyện “giữ chân” các kỳ thủ cờ vua, liên quan đến chính sách đãi ngộ, cả vật chất và tinh thần một cách xứng đáng.

Cờ vua, nỗi đau  niềm hy vọng
TẦM SOÁT BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA):
Hóa giải nỗi đau bệnh tật

Gia đình nào có người bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cũng chịu nhiều nỗi đau về tinh thần và sự tốn kém kinh tế. Trong khi, nếu cha mẹ chủ động xét nghiệm trước mang thai, sẽ tránh được những trường hợp trẻ sinh ra mang bệnh, hay ít ra cũng hạn chế được những nguy cơ âm thầm truyền gen bệnh cho con, tránh được nỗi đau khi đến cháu là người “gánh bệnh”.

Hóa giải nỗi đau bệnh tật
Return to top