ClockThứ Ba, 28/11/2017 13:01

Nỗi khổ chồng hư

TTH - 13 năm lấy chồng, có 4 đứa con, nhưng hết hơn nửa thời gian hôn nhân ấy, chồng chị đi tù vì trộm cướp... Một nách 4 đứa con dại, lưng “còng” vì mưu sinh lại thêm lo bới xách cho chồng. Người động viên chị cố ráng, để mấy đứa trẻ có cha. Người lại khuyên bỏ quách, bởi chồng cha kiểu ấy thì vợ con thêm khổ...

Kẻ gây ra hàng loạt vụ trộm, cướp giật vàng là một sinh viênĐầu trộm đuôi cướp

Bị cáo lại đến trước vành móng ngựa bằng “xe tù”. Cái cảnh không còn lạ gì với người vợ gầy ốm, nét mặt khắc khổ, già nua so với cái tuổi ngoài 30. Không ốm, không già, không khắc khổ sao được khi lấy chồng 13 năm thì hết hơn nửa thời gian hôn nhân ấy chồng chị đi tù. Năm 2004, khi chị sinh đứa con đầu lòng, chồng đi tù 3 năm về tội “cướp tài sản”. Thi hành án xong, về nhà “yên lành” vừa được 1 năm, vợ cũng sinh đứa thứ hai thì bị cáo lại bị TAND TP. Huế phạt 6 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản”, 9 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”. Tổng hợp hình phạt là 1 năm 3 tháng tù. Ra tù, thời gian được tự do tính bằng “đơn vị” tháng, vì sau đó bị cáo lại phải liên tiếp “nhập” trại giam bởi các bản án tổng cộng 3 năm tù về tội trộm cắp. Ngoài ra, bị cáo còn bị phạt hành chính vì hành vi “làm nhục người khác” và “vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ”. Lần này bị cáo lại ra tòa vì hành vi trộm cắp. Vị đại diện viện kiểm sát công bố phần nhân thân, tiền án, tiền sự của chồng cùng với ánh mắt của những người dự khán khiến vợ bị cáo xâm xoàng, ngồi không vững.

Chồng đi tù, một mình chị phải bươn chải lo toan, trên vai là gánh hàng rong, từ sáng sớm đến đêm khuya, bất kể nắng mưa, rét mướt, vừa nuôi 4 đứa con nheo nhóc vừa bới xách thăm nuôi chồng. Đó là chưa tính những lúc con đau ốm, bạc mặt lo tiền thuốc thang. Khổ vật chất một, khổ tinh thần mười, bởi chồng chị toàn phạm vào những tội khiến người đời nhìn bằng con mắt khinh khi, xa lánh. Giận chồng nhiều lắm, nhưng chị không thể bỏ. Mấy đứa con, cứ xa cha là nhớ. Đứa bé nhất còn hay khóc đòi được gặp cha. Sáng nay đến phiên tòa, trời mưa lớn quá nên chị đành gửi 2 đứa nhỏ lại. Đứa lớn đến lớp vì có buổi kiểm tra. Con gái thứ hai nhất quyết xin nghỉ học đến gặp cha. Lúc nhìn con hóng “xe tù”mà lòng chị nghẹn lại. Vậy mà...

“4 đứa con chỉ một mình vợ bị cáo lo toan nuôi nấng. Bị cáo thì liên tục phạm tội rồi đi tù. Bị cáo vô trách nhiệm với vợ với con mình quá. Bị cáo có nghĩ đến hành vi của mình sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai sau này của các con không...”. Vợ bị cáo giật mình nghe những lời phân tích của vị hội thẩm nhân dân, rằng sau này các con thành niên, cần cha mẹ dựng vợ gả chồng, sui gia nhìn vào “tấm gương” là người cha như bị cáo, chắc rằng người ta không khỏi e dè, đắn đo. Chị nhìn chồng đang đứng nơi vành móng ngựa. Lúc này bị cáo bối rối cúi mặt.

Có lẽ lời nhắc nhở của vị hội thẩm cũng khiến bị cáo biết giật mình. Khi hội đồng xét xử vào phòng nghị án, bị cáo ôm đứa con vào lòng, nghèn nghẹn nói với vợ, lần này “ra” sẽ gắng tu thân, không làm điều phạm pháp nữa, để vợ con bớt khổ. Vợ bị cáo rớm nước mắt. Mẹ già của bị cáo cũng rớm nước mắt. Hai người phụ nữ mừng mừng tủi tủi, hi vọng bị cáo thực hiện lời hứa, để vợ, con đỡ khổ.

TAND TP.Huế tuyên phạt bị cáo 10 tháng tù. Bị cáo phải trở về trại tạm giam. Mẹ, vợ, con bị cáo lủi thủi dắt nhau trở về nhà. Nhưng dường như nỗi khổ trong lòng họ nhẹ đi phần nào, vì một lời hứa sẽ thay đổi của bị cáo. Gia đình, người thân, chính quyền, các đoàn thể sẽ cảm thông, sẵn sàng dang rộng vòng tay giúp đỡ, nếu bị cáo chí thú làm ăn, chuộc lại lỗi lầm...

Duy Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ

Theo dữ liệu vừa được công bố ngày 19/3 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, số lượng các cặp đôi kết hôn ở nước này trong năm 2023 đã tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, do nhu cầu bị dồn nén từ các cặp vợ chồng đã trì hoãn đám cưới trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, dữ liệu không cho thấy đây là sự phục hồi bền vững trong một xã hội đang già đi nhanh chóng như Hàn Quốc.

Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn
Return to top