ClockChủ Nhật, 10/10/2021 17:10

Nối lại đường bay - mở cơ hội

Vietnam Airlines: Mở lại đường bay hai chiều giữa TP.HCM và Huế tần suất 1 chuyến/tuầnVietnam Airlines nối lại một số đường bay quốc tế trên cơ sở an toàn dịch bệnhVietnam Airlines nối lại một số đường bay quốc tế

Từ ngày 10/10, Vietnam Airlines mở lại đường bay hai chiều giữa TP. Hồ Chí Minh và Huế tần suất 1 chuyến/tuần. Cùng với Huế còn có các chuyến bay nội địa nối từ TP. Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành: Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Nghệ An và từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc. Đó là thông tin được nhiều người mong đợi, vừa được đại diện Vietnam Airlines cho biết chiều 6/10. Việc mở lại các đường bay nội địa nói riêng và thông thương trên cả nước nói chung là tín hiệu đáng mừng trong việc khống chế dịch bệnh, sớm đưa hoạt động kinh tế, xã hội của cả nước trở về trạng thái “bình thường mới”.

Đại dịch COVID-19 kéo dài gần 2 năm qua đã làm đảo lộn đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Đặc biệt, trong đợt dịch thứ 4 này, với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Ngoài 2 đầu tàu kinh tế của cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhiều vùng trọng điểm kinh tế như Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương… đã phải thực hiện giãn cách, phong tỏa dài ngày. Không chỉ việc lưu thông ở các vùng phong tỏa bị ngưng trệ mà hoạt động giao thương giữa các vùng miền, địa phương cũng  bị hạn chế, thậm chí “đóng băng”,  khiến sản xuất đình đốn, đời sống kinh tế, xã hội của người dân gặp vô vàn khó khăn.

Đi đôi với nỗ lực khống chế, kiểm soát dịch bệnh, việc khôi phục lại giao thương là một yêu cầu cấp thiết để sớm phục hồi, phát triển kinh tế. Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giao thông đường bộ được ưu tiên khôi phục sớm nhất, với việc cấp mã QR “luồng xanh” cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Luồng xanh đường thủy cũng sớm được khôi phục đã phần nào giảm áp lực cho các doanh nghiệp vận tải, sản xuất. Trong đó, cảng Thuận An cũng đã thiết lập được “luồng xanh”, tạo điều kiện thuận lợi chở đá xây dựng từ Ninh Bình vào phục vụ thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

  Riêng với đường hàng không, việc mở lại đường bay là không hề đơn giản. Để mở lại đường bay, Cục Hàng không Việt Nam triển khai lấy ý kiến 21 tỉnh, thành có cảng hàng không, sân bay. Đến ngày 6/10, cục mới nhận được văn bản trả lời của 13 địa phương; trong đó có 6 địa phương thống nhất hoàn toàn kế hoạch, 4 địa phương thống nhất từng phần kế hoạch (trong đó có Thừa Thiên Huế) và 3 địa phương đề nghị chưa thực hiện kế hoạch. Điều này không chỉ mang lại cơ hội phục hồi với các doanh nghiệp hàng không, mà còn giúp các doanh nghiệp lữ hành, du lịch của địa phương từng bước khởi động lại hoạt động sau thời gian dài gần như “đóng băng”.

  Với Thừa Thiên Huế, việc chấp thuận một phần kế hoạch mở lại đường bay nội địa được cân nhắc kỹ, đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Bởi thực tế hiện nay, dịch COVID-19 ở Thừa Thiên Huế tuy được kiểm soát hiệu quả, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, nhưng nguy cơ bùng phát dịch luôn rình rập. Nguồn lây nhiễm có thể đến từ nhiều nguồn, theo nhiều cách, nhưng nguy cơ cao nhất là việc người dân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam sẽ trở về địa phương theo cách tự phát ngày một nhiều, sau khi các địa phương trên nới lỏng giãn cách.

Thực hiện Công điện 1265/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm việc kiểm soát người về từ các tỉnh, thành có dịch phía nam theo hướng tự phát. Đồng thời, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh các phương án đón, dẫn đoàn đi ngang tỉnh an toàn. Đây là nhiệm vụ quan trọng, rất cần sự nỗ lực của các ngành, các địa phương để quản lý, giám sát dịch bệnh chặt chẽ. Nếu vượt qua thời điểm này an toàn, Thừa Thiên Huế sẽ có cơ hội sớm nối lại hoàn toàn các đường bay nội địa, góp phần đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Bỏ khung giá đất: Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung bỏ khung giá đất (KGĐ). Đây là vấn đề khá nhiều địa phương trên cả nước mong chờ vì góp phần tháo gỡ những bất cập trong bồi thường, thu hồi đất xây dựng các công trình, dự án (DA).

Bỏ khung giá đất Cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án
Return to top